Chắc hẳn việc phân loại và đổ rác luôn là vấn đề gây ít nhiều khó khăn cho các tu nghiệp sinh, thực tập sinh, người Việt sống và làm việc tại Nhật. Hôm nay,「truongtien.jp」sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như “cách phân loại rác ở Nhật”; “cách đổ rác đúng ở Nhật”; “thời gian đổ rác”; “mua túi đựng rác ở đâu”,…
1. Quy định về phân loại và đổ rác ở Nhật
Ở Nhật, cách thức phân loại rác có sự khác nhau theo khu vực, địa phương bạn sinh sống. Để biết thông tin chi tiết, bạn có thể hỏi hàng xóm, những người đồng hương sống cùng khu vực, hoặc tìm đến văn phòng quận/thành phố để xin sổ tay hướng dẫn “quy định bỏ rác”. Cuốn sổ này thường hỗ trợ tiếng Anh hoặc tiếng Trung để phục vụ người nước ngoài sống tại Nhật.
Nhật Bản rất quan trọng vấn đề vệ sinh môi trường, vì thế họ đặt ra một quy trình về việc vứt và đổ rác rất chặt chẽ. Rác thường được thu gom và đổ trong ngày quy định, tính theo tuần, khi đổ rác phải chú ý tuân thủ quy định về túi rác, nơi đổ rác…;những loại rác thải to sẽ mất phí thu hồi, nếu sai quy định trên sẽ bị nhắc nhở và trả rác về nhà.
Về cơ bản, rác thải ở nhật được chia thành 4 loại lớn: “rác có thể đốt” hay rác cháy được, “rác không thể đốt“, “rác tái chế” hay rác không cháy được, và “rác thải cỡ lớn“.
2. Cách phân loại rác
2.1. Rác có thể đốt
Loại rác này bao gồm: Rác thực phẩm(đồ ăn bỏ đi, vỏ hoa quả,…), các loại giấy vụn, vải từ quần áo. Với những loại rác này, đặc biệt là rác thải từ thực phẩm, người Nhật thường bọc giấy báo và vứt ngay trong ngày.
2.2. Rác không thể đốt
Là những rác thải làm từ thủy tinh, cao su, ni lông, đồ gia dụng làm từ sứ hoặc các loại chảo rán, pin… Những loại rác này cần chú ý phân loại cẩn thận nếu không có thể nguy hại đến môi trường. Một vài loại rác như lon, chai thủy tinh, nhựa có thể được liệt vào loại rác tái chế.
2.3. Rác tái chế
Rác tái chế ở Nhật được phân nhỏ thành 4 loại chính: lon lọ thủy tinh, chai nhựa hộp thép và các loại khay xốp, bìa các tông. Trước khi đổ rác, bạn cần chú ý làm sạch các loại rác này, bóc bao bì nếu có.
2.4. Rác thải cỡ lớn
Rác cỡ lớn bao gồm đồ điện gia dụng hoặc hoặc những đồ vật có kích cỡ lớn hơn 30cm. Tuy nhiên, thông thường các cơ sở thu gom rác địa phương sẽ không thu gom đồ điện gia dụng như máy điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy giặt,… nhằm khuyến khích tiết kiệm và tái sử dụng chúng.
Trong trường hợp bạn muốn tái chế chúng, bạn cần mang tới “địa điểm giao dịch chỉ định” và đóng phí từ 1-6000 yên.
3. Các lưu ý khi đổ rác
3.1. Túi đựng rác quy định
Khi đổ rác, bạn cần sử dụng túi đựng rác đúng quy định. Loại túi này ược bán tại đại lý bán lẻ hoặc cửa hàng tiện lợi tại khu vực. Giá cả khác nhau tùy độ lớn, khoảng chừng 80~800 yên/10 chiếc. Tại một số địa phương còn có quy định về việc không chấp nhận thu rác nếu sử dụng sai loại túi rác được quy định.
3.2. Khu vực và thời gian gom rác
Mỗi khu vực bạn ở đều có một địa điểm gom rác cố định, bạn cần vứt chúng ở đúng chỗ nếu không muốn bị phạt/trả rác về chỗ nhà. Tại khu vực gom rác đó thường sẽ có nhiều thùng rác được kí hiệu cụ thể, vì thế để tránh mất thời gian, bạn nên phân loại rác trước ở nhà.
Thời gian thu gom rác là do địa phương quy định, thường sẽ là khoảng 8 giờ sáng, với tần suất 2 lần 1 tuần. Các bạn nên nắm được lịch bỏ rác ở khu vực mình đang sống nhé. Bạn nên xin lịch gom rác bên văn phòng hành chính địa phương để nắm rõ vì nhiều nơi không chấp nhận đổ rác sai ngày quy định.
Kết
Trên đây là tất tần tật kiến thức về cách thức đổ và phân loại rác ở Nhật, nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích thì hãy theo dõi 「truongtien.jp」 nhé!