Việc thay đổi thiết kế tờ 10.000 Yên tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản?

OHAYO: Đây là tờ 10.000 Yên được lưu hành vào năm 2024

Việc làm có thể bạn quan tâm

Việc in tờ tiền 10.000 yên mới sẽ được Nhật Bản triển khai từ đầu năm 2024.

Tờ tiền này khắc họa chân dung ông Eiichi Shibusawa – người được gọi là “Thủy tổ của Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản” và hiện là nhân vật chính của series phim 大河ドラマ (Taiga Dorama) của đài NHK.

TRUONGTIEN.JP- Tờ tiền này khắc họa chân dung ông Eiichi Shibusawa - người được gọi là "Thủy tổ của Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản"
TRUONGTIEN.JP- Tờ tiền này khắc họa chân dung ông Eiichi Shibusawa – người được gọi là “Thủy tổ của Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản”

Ngoài ra, việc lưu hành những tờ tiền 5.000 Yên và 1.000 Yên cũng sẽ được tiến hành vào đầu năm 2024. Umeko Tsuda – người sáng lập Đại học Tsuda Juku và Shibasaburo Kitasato – người được cho là cha đẻ của nền y học hiện đại Nhật Bản là những nhân vật Nhật Bản nổi tiếng lần lượt được in lên những tờ tiền đó.

Tờ tiền 10.000 Yên mà chúng ta đang sử dụng hiện tại, hay còn được gọi là E号券 (tạm dịch là vé E), được chính thức lưu hành vào năm 2004.

Trước đó, tờ 10.000 Yên mà cũng in bức chân dung của Yukichi Fukuzawa, được gọi là D号券 (tạm dịch là vé D) được phát hành vào tháng 11 năm 1984 để thay thế tờ 10.000 Yên in hình Hoàng tử Shotoku C号券 (vé C) được đưa vào sử dụng vào năm 1958.

TRUONGTIEN.JP: Fukuzawa Yukichi - Triết gia Nhật Bản xuất hiện trên tờ tiền 10.000 Yên trong giai đoạn 1984-2024
TRUONGTIEN.JP: Fukuzawa Yukichi – Triết gia Nhật Bản xuất hiện trên tờ tiền 10.000 Yên trong giai đoạn 1984-2024

Vào năm 1958, tờ 10.000 Yên có mệnh giá khá lớn và không có mấy ai sở hữu được tờ tiền đó.

Tại sao lại cần thay đổi thiết kế và in tiền mới?

Ta thấy rằng tờ 10.000 Yên “vé C” được lưu hành trong 28 năm, tuy nhiên, từ khi tờ 10.000 Yên “vé D” được phát hành thì sau mỗi 20 năm, Chính phủ Nhật Bản sẽ phát hành loại tiền mới.

Có ý kiến ​​cho rằng, đó là vì cần phải truyền lại công nghệ khắc chân dung.

Ngoài ra, việc in tiền mới sẽ làm giảm khả năng làm tiền giả (Yahoo JP cũng từng đăng tin về tình trạng người Việt Nam làm tiền giả 10.000 Yên) và phát huy công nghệ chống tiền giả.

Cũng có ý kiến ​​cho rằng, việc quy định thời gian từ khi bắt đầu in tiền mới đến khi phát hành chính thức sẽ giúp các máy sử dụng tiền như cây ATM, máy bán hàng tự động có thể tương thích được.

TRUONGTIEN.JP: Tờ tiền 10.000 Yên giai đoạn 1958-1984
TRUONGTIEN.JP: Tờ tiền 10.000 Yên giai đoạn 1958-1984
Nhìn lại những lần in lại tiền trước đó ở Nhật
Tờ tiền 10.000 yên in chân dung Hoàng tử Shotoku được phát hành năm 1958 – thời kỳ kinh tế Nhật Bản phát triển cao. Dưới hệ thống Bretton Woods, tiêu biểu các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao từ khoảng năm 1955, và sự tăng trưởng thần kỳ tiếp tục cho đến năm 1964. Trong giai đoạn đó, từ năm 1955 đến năm 1957, Nhật Bản bước vào một nền kinh tế lớn được gọi là nền kinh tế Jimmu (Thần Vũ). Sau một đợt suy thoái kinh tế ngắn, nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi trở lại từ khoảng năm 1959, và lần này nền kinh tế được gọi là nền kinh tế Iwato tiếp tục. Có ý kiến ​​cho rằng việc thúc đẩy đầu tư đã kéo nền kinh tế đi lên.

Và kể từ năm 1984, khi tờ 10.000 Yên in hình Yukichi Fukuzawa, thị trường tài chính bắt đầu xuất hiện nhiều biến động. Hiệp định Plaza vào năm 1985 đã gây ra một nền kinh tế bong bóng khi đồng Yên tăng giá mạnh. Với việc các ngân hàng bắt đầu giao dịch toàn bộ vào năm 1985 và việc niêm yết hợp đồng tương lai trái phiếu vào tháng 10 cùng năm, các giao dịch phái sinh trở nên phổ biến, và một kỷ nguyên tài chính mới đã bắt đầu.

Đây là thời điểm tờ 10.000 Yên được tung bay khắp nơi.
Tuy nhiên, bong bóng kinh tế đã vỡ và kinh tế Nhật Bản bắt đầu trì trệ. Vào tháng 11 năm 2004, những tờ 10.000 Yên “vé D” được phát hành. Sau đó, Nhật Bản đã phải hứng chịu tác động của Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Khủng hoảng nợ dưới chuẩn, sự sụp đổ của anh em nhà Lehman, mất an toàn tín dụng ở châu Âu và sự lây lan của đại dịch COVID 19 đã và đang là những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản.
TRUONGTIEN.JP: COVID 19 là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản
TRUONGTIEN.JP: COVID 19 là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản

Không thể đoán trước được thế giới sẽ thay đổi như thế nào từ năm 2024. Chắc chắn rằng tình hình kinh tế đã có biến chuyển khi phát hành tờ tiền mới, chứ không phải là nền kinh tế biến chuyển do tác động của chính sách này.

Chính phủ Nhật Bản hy vọng rằng, Eiichi Shibusawa – “cha đẻ của nền kinh tế Nhật Bản hiện đại” sẽ mang lại giá trị biểu tượng, giá trị tinh thần cho Nhật Bản và là động lực để tạo ra một bước ngoặt mới cho nền kinh tế Nhật Bản.

Nguồn: Yahoo JP

________________________

Theo dõi TRUONGTIEN.JP để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến du học hoặc tuyển dụng. Hãy liên hệ hay với TRUONG TIEN JP

Có thể bạn quan tâm

Chào mừng các bạn đến với TRUONGTIEN.JP – Trang web dành riêng cho mọi người đam mê và quan tâm đến văn hóa, kiến thức và cuộc sống ở Nhật Bản!

Tại TRUONGTIEN.JP, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn một nguồn thông tin đa dạng và hữu ích về đất nước Mặt Trời Mọc. Chúng tôi không chỉ chia sẻ về các khía cạnh văn hóa độc đáo và ẩm thực ngon miệng, mà còn cung cấp thông tin về tuyển sinh và tuyển dụng tại Nhật Bản.

Chúng tôi luôn chào đón ý kiến đóng góp và phản hồi từ bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất và tận hưởng hành trình khám phá Nhật Bản cùng chúng tôi. Cảm ơn bạn đã đến và hãy hòa mình vào sự phong phú và thú vị của văn hóa Nhật Bản tại TRUONGTIEN.JP!

Thông tin tuyển sinh

Công việc mới nhất