Trong các group hoặc diễn đàn của các mẹ Việt tại Nhật, các chủ đề trao đổi về phụ thuộc Visa, thuế và bảo hiểm vẫn luôn sôi động. Hôm nay hãy cùng TRUONGTIEN.JP tìm hiểu kỹ hơn về các khái niệm này nhé!
Phụ thuộc visa(VISA 家族滞在 hay 日本人配偶者)
Đây là trường hợp visa của bạn đang phụ thuộc theo visa của chồng/vợ bạn.
Trong trường hợp này, theo luật quy định, bạn sẽ được phép đi làm thêm sau khi đã xin dấu cho phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú ở Cục XNC. Tuy nhiên, số giờ làm trong 1 tuần của bạn bị giới hạn dưới 28 tiếng, quá 28 tiếng sẽ bị coi là phạm luật, có thể bị trục xuất hoặc không gia hạn được visa cho lần sau.
Tuy nhiên, cục xuất nhập cảnh không quy định gì về số tiền tối đa bạn được làm trong 1 năm. Nếu bạn làm 25 tiếng và lương theo giờ của bạn cao (VD đi dạy tiếng Việt lương 3000y/giờ), thu nhập trung bình năm lên tới 200 man đi chăng nữa thì theo luật cư trú, visa của bạn vẫn không hề bị ảnh hưởng gì.
Ngoài ra, các bạn có visa này có thể thoải mái đi học trường tiếng, trường senmon, cao học… nếu được trường nhận mà không cần đổi sang visa du học. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn làm full-time (hay còn gọi là đi shu), thì cần có bằng ĐH ở VN (hoặc senmon ở Nhật trở lên), và xin được việc có liên quan chuyên môn, sau đó nhờ công ty bảo lãnh để xin visa lao động độc lập.
2. Visa 日本人配偶者 – Visa vợ/chồng của người Nhật
Đây là trường hợp bạn kết hôn với người Nhật và được bảo lãnh sang Nhật, lúc này bạn có visa ở lại Nhật.
Trường hợp này thì bạn được thoải mái đi làm không bị giới hạn số giờ lao động, có thể làm full-time (đi shu) các công việc không liên quan gì tới chuyên ngành được đào tạo (ví dụ hộ lý ở các nhà dưỡng lão, làm ở xưởng cơm hộp, quán ăn,..)
Luật cũng không quy định bạn làm quá bao nhiêu tiền 1 năm thì sẽ mất tư cách phụ thuộc visa cả.
Phụ thuộc bảo hiểm (被保険者の扶養者)
Đây là khái niệm chỉ việc bạn không phải đóng bảo hiểm và nenkin riêng mà sẽ đóng theo bảo hiểm và nenkin mà chồng/vợ bạn đóng ở công ty (số tiền bảo hiểm chồng bạn phải đóng khi có bạn phụ thuộc và khi không có bạn phụ thuộc đều không đổi). Xét theo diện đóng nenkin thì bạn thuộc nhóm nenkin thứ 3, tức là bạn phụ thuộc vào vợ/chồng của mình.
Khái niệm này chỉ xuất hiện trong trường hợp chồng/vợ bạn đi làm và được đóng 社会保険 (bảo hiểm xã hội) theo công ty, còn nếu chồng/vợ bạn là du học sinh, hoặc tự kinh doanh/hoặc làm haken,… và không đóng bảo hiểm XH theo công ty, mà tự đóng bảo hiểm quốc dân thì bạn không ăn theo được mà phải tự đóng thêm, lúc nào các bạn thuộc nhóm nenkin thứ 2.
Nenkin là gì? Tìm hiểu về chế độ lương hưu Nhật Bản
Để được đóng bảo hiểm XH theo chồng/vợ, thì thu nhâp 1 năm từ tất cả các nguồn của bạn, bao gồm cả tiền tàu đi lại từ nhà tới chỗ làm không được quá 130 man/năm (hoặc 1 số công ty nghiêm còn yêu cầu chặt chẽ là không quá 10.8 man/tháng).
Nếu vượt quá số tiền này, bạn sẽ không được công ty bảo hiểm mà chồng bạn tham gia chấp nhận cho phụ thuộc theo nữa –> để có bảo hiểm, bạn phải lên quận để gia nhập bảo hiểm quốc dân.
Tuy nhiên, nếu bạn làm dưới 28h/tuần nhưng lương cao quá 130 man/năm thì bạn chỉ bị ra khỏi bảo hiểm của chồng/vợ ban thôi, chứ không bị ảnh hưởng gì tới visa cả, vì đơn giản là bạn vẫn làm đúng theo quy định của luật lưu trú.
Phụ thuộc thuế(税金配偶者控除 : Khấu trừ thuế cho vợ/chồng)
Đây là trường hợp do bạn có thu nhập dưới mức quy định của cục thuế, nên cục thuế tính bạn là người mà chồng bạn phải nuôi –> sẽ khấu trừ bớt cho chồng bạn 1 phần thuế phải đóng so với mức thu nhập thực tế nếu chồng bạn còn độc thân.
Nếu bạn có thu nhập dưới 150 man/năm thì bạn không cần phải đóng thuế. Và nếu bạn đăng ký phụ thuộc chồng/vợ thì chồng/vợ bạn sẽ được giảm thuế. Ước tính sẽ được giảm khoảng 38man/năm.
Tuy vậy, vì đây là quy định của cục thuế, không liên quan gì tới công ty bảo hiểm cả, nên cần nhớ là nếu bạn làm được 140 man < 150 man nên theo luật mới thì chồng bạn vẫn được khấu trừ 38 man * thuế suất, thì theo luật của công ty bảo hiểm, bạn vẫn làm quá mức giới hạn 130 man, nên sẽ vẫn bị tách khỏi bảo hiểm của chồng, phải tự mua bảo hiểm và tự đóng nenkin.
Nguồn: tomonivj.jp