Tất tần tật về COE – giấy xác nhận tư cách lưu trú ở Nhật Bản

Việc làm có thể bạn quan tâm

1. COE là gì?

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú theo tiếng Nhật là 有資格証明書, theo tiếng Anh là Certificate of Eligibility (COE).
Đây là loại tư cách pháp luật thuộc Luật nhập cảnh, chỉ việc người nước ngoài có thể tham gia những hoạt động nhất định nào, hay có thể tham gia các hoạt động với tư cách là người có thân phận, địa vị nhất định trong thời gian lưu trú tại Nhật.
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú do Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản cấp. Vì vậy, nếu có ý định ở lại Nhật Bản trên 3 tháng thì cần phải có loại giấy tờ quan trọng này mới có thể ở lại, không bị trục xuất về nước.

2. Những trường hợp cần xin COE

Đối với những trường hợp sang Nhật với Visa ngắn hạn (15 ngày, 30 ngày, hay 90 ngày) thì không cần phải xin giấy COE:

  • Đi du lịch
  • Đi sang Nhật họp hành, công tác ngắn hạn
  • Thăm người thân bên Nhật

Những trường hợp đi Nhật với Visa dài hạn trên 90 ngày thì bắt buộc phải xin COE:

  • Đi du học Nhật Bản
  • Đi xuất khẩu lao động sang Nhật
  • Định cư tại Nhật
  • Sang Nhật làm việc một thời gian dài

3. Phân biệt COE và VISA

Có sự khác nhau nhất định giữa việc xin COE và VISA

Có không ít người nhầm lẫn visa và giấy chứng nhận tư cách lưu trú là giống nhau. Một số khác lại cho rằng, chỉ cần xin được COE thì không cần làm visa nữa. Tuy nhiên trên thực tế, những điều này là không chính xác, bởi:

  • Giấy chứng nhận tư cách lưu trú được cấp bởi Cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản.
  • Visa Nhật Bản lại được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam cấp.

Đặc biệt, du học sinh và người lao động nước ngoài khi đến Nhật Bản cần phải có cả 2 loại giấy tờ trên. Theo trình tự, bạn cần xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú trước, sau đó mới đến xin visa Nhật Bản.

*Hãy đón xem「truongtien.jp」 để biết về thủ tục xin visa đi Nhật cập nhật nhất.

4. Trình tự thủ tục cấp COE

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đầy đủ đã chuẩn bị trước cho cục xuất nhập cảnh.
  • Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn.
  • Bước 3: Xin thị thực (visa).
  • Bước 4: Thông báo kết quả.

*Lưu ý: Từ ngày xin thành công giấy chứng nhận tư cách lưu trú, trong vòng 3 tháng trở lại, bạn phải tiến hành xin visa Nhật Bản. Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày có visa, nếu không nhập cảnh Nhật Bản, đương đơn sẽ vĩnh viễn không đi được Nhật nữa.

5. Thời gian xin COE là bao lâu?

Thời gian xin tư cách lưu trú Nhật Bản (COE) khoảng từ 2 đến 3 tháng tính từ ngày công ty tiếp nhận và nộp hồ sơ lên Cục Xuất Nhập Cảnh. Đối với Visa theo diện lưu trú này thì thời hạn lưu trú kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, và cứ sau 1 năm sẽ phải làm thủ tục để gia hạn lại một lần.

5.1 Xin tư cách lưu trú mới

  • Đối với Du học sinh: Thời gian tính từ khi nộp hồ sơ lên cục xuất nhập cảnh và thời gian đợi thông báo sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng
  • Đối với Tu nghiệp sinh, thực tập sinh, kỹ sư: Với trường hợp này việc hoàn thiện hồ sơ và nộp lên cục xuất nhập cảnh sẽ do công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận bạn đi Nhật tiến hành làm thủ tục. Thời gian hiệu lực của Visa kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, khi hết visa phải tiến hành gia hạn tiếp
  • Không mất phí nộp cho Cục Xuất Nhập Cảnh.

5.2 Gia hạn tư cách lưu trú

Đối với những bạn đi sang Nhật theo diện du học sinh, lao động phổ thông, với thời hạn kéo dài từ 1 năm trở lên sẽ phải tiến hành gia hạn Visa để có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc và học tập. Mỗi diện lưu trú sẽ có thời hạn khác nhau:

  • Du học sinh là 1 năm 3 tháng
  • Thực tập sinh tư cách lưu trú thường là 6 tháng
  • Diện kỹ sư là 1 năm…

Khi hết hạn bạn cần phải gia hạn visa để tiếp tục học tập và làm việc tại Nhật. Nếu không gia hạn bạn sẽ bị trục xuất về nước.

Nếu bạn quên gia hạn COE, đồng thời COE cũ của bạn hết hiệu lực, bạn cần nhanh chóng đến cục quản lý xuất nhập cảnh để nộp đơn xin gia hạn tư cách lưu trú. Với trường hợp trên, dựa theo điều 71 khoản 2 của luật nhập cảnh Nhật Bản thì bạn có thể sẽ bị xử phạt với 2 hình thức là cải tạo 1 năm, hoặc đóng phạt 20 vạn yên tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Chi phí gia hạn nộp cho cục Xuất Nhập Cảnh khoảng 4000 yên. Sau 15 ngày đến 1 tháng bạn sẽ nhận được thông báo kết quả từ phía Cục Xuất nhập cảnh.

5.3 Chuyển đổi tư cách lưu trú

Đối tượng: Những bạn du học sinh đã hoàn thành khóa học và muốn chuyển sang dạng tư cách của người đi làm, hoặc kết hôn với người Nhật và chuyển sang dạng gia đình: Chi phí đổi tư cách lưu trú: 4000 yên.

Nội dung: Trong thời gian lưu trú tại Nhật, nếu người nước ngoài muốn thay đổi mục đích lưu trú sẽ cần phải làm thủ tục để thay đổi Tư cách lưu trú phù hợp với mục đích lưu trú mới.

Đối với những trường hợp như trên thì việc xin cấp giấy phép sẽ được gọi là ”Xin thay đổi tư cách lưu trú”. Chi phí phải nộp cho Cục xuất nhập cảnh là 4.000 yên.

6. Hồ sơ để đăng ký COE gồm những gì?

Khi xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:

  • Đơn xin tư cách lưu trú Nhật Bản.
  • 01 ảnh thẻ kích thước 4*3 cm. Yêu cầu ảnh thẻ không có hậu ảnh, được chụp trong vòng 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Viết tên mình vào sau ảnh thẻ;
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng bản gốc.
  • Đối với cá nhân không tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên, bạn cần xuất trình giấy chứng nhận trình độ chuyên môn cao nhất và chứng nhận có kinh nghiệm làm việc từ 10 năm trở lên trong doanh nghiệp. Hoặc các giấy tờ chứng nhận đương chức, giấy chứng nhận thời gian công tác.
  • Bản gốc bảng điểm bậc học chuyên môn trở lên.
  • Sơ yếu lý lịch, bản tóm tắt quá trình và kinh nghiệm làm việc.
  • Giấy chứng nhận đóng thuế thị dân, thuế thu nhập cá nhân. Nếu không có chứng nhận đóng thuế, bạn có thể xuất trình giấy biên nhận của năm trước so với thời điểm xin tư cách lưu trú.
  • Đối với người cư trú tại Việt Nam, bạn có thể nộp bảng lương thay cho biên nhận đóng thuế.
  • Bản scan hộ chiếu, chụp tất cả các trang.
  • Bản dịch thuật tiếng Nhật của tất cả các giấy tờ nói trên.

*Đối với du học sinh thì thực tập sinh thì có thể sẽ cần thêm/giảm đi một số hồ sơ khác. Bạn có thể hỏi thêm công ty môi giới để biết thêm thông tin chi tiết.

7. Đơn đăng ký COE cho các đối tượng khác nhau

*Nguồn: Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản (chi tiết: https://www.isa.go.jp/en/applications/procedures/16-1.html)

File PDF và Excel sẽ được mở ở trình duyệt mới.

7.1 Chuyên gia trình độ cao

a) Chuyên gia trình độ cao loại (a)

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004027.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004028.xlsx

  • Công dân nước ngoài làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu hoặc giáo dục tại một trường đại học với tư cách là chuyên gia có chuyên môn cao. Ví dụ: giáo sư đại học.

b) Chuyên gia trình độ cao loại (b)

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004031.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004032.xlsx

  • Công dân nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản với tư cách là cá nhân có chuyên môn cao trong một thời gian cố định; vị trí yêu cầu kỹ năng chuyên gia hoặc kiến ​​thức trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc ngành nhân văn học. Ví dụ: nhân viên của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

c) Chuyên gia trình độ cao loại (c)

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004033.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004034.xlsx

  • Công dân nước ngoài làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh doanh với tư cách là cá nhân có chuyên môn cao Ví dụ: giám đốc đại diện hoặc giám đốc công ty.

7.2 Giáo sư, hướng dẫn viên

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004027.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004028.xlsx

  • Hướng dẫn nghiên cứu hoặc giáo dục ở trường đại học. Ví dụ: giáo sư Đại học.
  • Giáo dục ngôn ngữ ở trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Ví dụ: giáo viên ngôn ngữ tại một trường Trung học Cơ sở.

7.3 Nghệ sĩ, hoạt động văn hóa

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004035.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004036.xlsx

  • Hoạt động nghệ thuật có lợi nhuận. Ví dụ: nhà soạn nhạc; nhiếp ảnh gia.
  • Các hoạt động nghệ thuật hoặc học thuật, nghiên cứu/đào tạo về văn hóa truyền thống hay nghệ thuật Nhật Bản phi lợi nhuận. Ví dụ: những người học Trà đạo hoặc Judo.

7.4 Hoạt động tôn giáo

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004037.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004041.xlsx

  • Công dân nước ngoài được tổ chức tôn giáo nước ngoài cử đi hoạt động tôn giáo. Ví dụ: linh mục; nhà truyền giáo…

7.5 Nhà báo, nhà nghiên cứu (Chuyển giao); Bên nhận nội bộ công ty

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004031.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004032.xlsx

  • Hoạt động báo chí theo hợp đồng với tổ chức báo chí nước ngoài. Ví dụ: phóng viên báo chí; quay phim-nhà báo…
  • Công dân nước ngoài làm việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản trong một thời gian cố định ở vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn. Ví dụ: nhân viên của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài…

7.6 Quản lý kinh doanh

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004033.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004034.xlsx

  • Quản lý kinh doanh. Ví dụ: giám đốc đại diện hoặc giám đốc công ty

7.7 Nhà nghiên cứu; Kỹ sư/Chuyên gia về Ngành Nhân văn/Dịch vụ Quốc tế, lao động lành nghề, các hoạt động được chỉ định (nghiên cứu, v.v.), chăm sóc điều dưỡng, hoạt động được chỉ định (tốt nghiệp đại học Nhật Bản)

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004029.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004030.xlsx

  • Hoạt động nghiên cứu được trợ cấp về mặt tài chính. Ví dụ: cơ quan chính phủ hoặc nhà nghiên cứu công ty.
  • Công dân nước ngoài làm việc ở vị trí trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc nhân văn đòi hỏi kỹ năng hoặc kiến ​​thức chuyên môn hoặc vị trí đòi hỏi sự hiểu biết nhạy bén và phù hợp về văn hóa và lối suy nghĩ của nước ngoài. Ví dụ: kỹ thuật viên học máy, chuyên gia tiếp thị…
  • Công dân nước ngoài làm việc ở vị trí đòi hỏi kỹ năng phát triển cao. Ví dụ: Đầu bếp các món ăn nước ngoài
  • Công dân nước ngoài đủ tiêu chuẩn làm nhân viên chăm sóc điều dưỡng và đang tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng hoặc hướng dẫn chăm sóc điều dưỡng. Ví dụ: nhân viên chăm sóc điều dưỡng

7.8 Giải trí

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004042.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004043.xlsx

  • Người giải trí. Ví dụ: ca sĩ, người mẫu…

7.9 Sinh viên

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004044.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004045.xlsx

  • Học tập. Ví dụ: sinh viên quốc tế; sinh viên trường Nhật ngữ…

7.10 Thực tập sinh

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004046.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004047.xlsx

7.11 Người phụ thuộc; Các hoạt động được chỉ định (Phụ thuộc vào nhà nghiên cứu); (Phụ thuộc của EPA); (Phụ thuộc Sinh viên tốt nghiệp Đại học Nhật Bản)

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004048.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004049.xlsx

  • Một công dân nước ngoài là phụ thuộc của một người ở đây để kinh doanh hoặc tìm kiếm việc làm hoặc một người có tư cách cư trú “Hoạt động văn hóa” hoặc “Sinh viên”. Ví dụ: phụ thuộc vào một người nào đó ở Nhật Bản bằng thị thực lao động, v.v.

7.12 Công nhân lành nghề được chỉ định

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930003872.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930003863.xlsx

  • Công nhân lành nghề được chỉ định loại I, loại II.

7.13 Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004052.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004053.xlsx

7.14 Vợ/chồng hoặc con của công dân Nhật Bản, vợ/chồng hoặc Con của người thường trú, cư trú dài hạn

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004054.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004057.xlsx

  • Công dân nước ngoài cư trú tại Nhật Bản với tư cách là vợ/chồng của công dân Nhật Bản hoặc người cư trú, hoặc cư trú tại Nhật Bản dựa trên mối quan hệ cha mẹ – con cái Ví dụ: vợ / chồng của một công dân Nhật Bản; một hậu duệ đời thứ hai, thứ ba của người Nhật Bản.

7.15 Các hoạt động được chỉ định (Ở lại cho các Dịch vụ Y tế)

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004056.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004057.xlsx

  • Ở lại cho các dịch vụ y tế. Ví dụ: bệnh nhân dự định nhập viện hoặc người phục vụ của bệnh nhân đó.

7.16 Các hoạt động được chỉ định (Lưu trú dài hạn để du lịch)

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004056.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004057.xlsx

  • Cư trú tại Nhật Bản trong thời gian không quá một năm với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, v.v.
    Ví dụ: khách dài hạn có mục đích tham quan, v.v.

7.17 Tình trạng cư trú / mục đích nhập cảnh ngoài những điều trên

PDF: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004058.pdf

Excel: http://www.moj.go.jp/isa/content/930004059.xlsx

Ví dụ: hậu duệ Nhật Bản thế hệ thứ tư, luật sư, bác sĩ, vận động viên nghiệp dư, v.v.

8. Một số nguyên nhân khiến bạn trượt COE và cách khắc phục

Thông thường giấy COE khi tham gia chương trình du học, lao động hay đi làm ở Nhật Bản sẽ do công ty môi giới ở Việt Nam phối hợp với phía đoàn Nhật Bản giúp đỡ. Tuy nhiên, không phải 100% đều có thể xin được mà có rất nhiều người trượt tư cách lưu trú mà không hiểu lý do tại sao mình trượt. Có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Dưới đây là những lỗi trượt giấy chứng nhận lưu trú tại Nhật Bản thường gặp nhất:
  • Các thông tin bị sai lệch

Việc chứng thực các thông tin là điều mà hầu hết các xí nghiệp, nghiệp đoàn, trường học Nhật Bản quan tâm. Vì thế, nếu như bạn, khai không đúng sự thật, cho dù là bất cứ một thông tin nào, khi tra xét mà bị phát hiện thì hồ sơ của bạn rất dễ bị đánh trượt tư cách lưu trú. Do vậy, hồ sơ của bạn khi khai tại website phải đảm bảo thông tin về độ chính xác, cũng như độ xác thực từ những câu đơn giản nhất trong quá trình làm hồ sơ.

  • Giấy tờ làm giả.
  • Các trung tâm môi giới có dấu hiệu phạm pháp hoặc không đủ tư cách bảo lãnh.
  • Thuộc đối tượng bị cấm nhập cảnh sang Nhật.
  • Bạn có hộ khẩu tại nơi có nhiều đối tượng phạm pháp (sổ đen) thì có tỷ lệ đậu giấy COE không cao.

Đối với những trường hợp bị từ chối cấp COE  vì những lí do khách quan như do trung tâm môi giới hoặc do hộ khẩu từ những địa phương nhiều tội phạm, thì các bạn hoàn toàn có thể xin giải trình để cấp giấy COE lần 2.

Khi bị trượt tư cách lưu trú bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Xác định rõ nguyên nhân bị đánh trượt

Dù vì lí do nào đó thì việc tìm ra nguyên nhân là vô cùng quan trọng. Chỉ có tìm ra nguyên nhân bạn mới có thể đưa ra được hướng giải quyết tốt nhất.

  • Chuẩn bị hồ sơ thật cẩn thận

Trên thực tế, những người đã bị đánh trượt tư cách lưu trú Nhật Bản sẽ rất khó có thể xin xét duyệt lần 2 nếu chưa giải trình được chính xác. Bạn sẽ phải chờ khoảng 6 tháng mới có thể tiếp tục xin lại. Do đó, cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, cẩn thận, chu đáo và đưa ra và giải trình được lí do bị từ chối cấp tư cách lưu trú lần đầu.

  • Nâng cao khả năng tiếng Nhật

Tiếng Nhật tốt chính là lợi thế giúp bạn dễ dàng được thông qua tư cách lưu trú. Trong khoảng thời gian xét duyệt visa lần 2 bạn cần trau dồi khả năng tiếng Nhật của mình thật tốt.

Nguồn: Tổng hợp

________________________

Theo dõi truongtien.jp để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến du học hoặc tuyển dụng. Hãy liên hệ hay với TRUONG TIEN JP

Có thể bạn quan tâm

Chào mừng các bạn đến với TRUONGTIEN.JP – Trang web dành riêng cho mọi người đam mê và quan tâm đến văn hóa, kiến thức và cuộc sống ở Nhật Bản!

Tại TRUONGTIEN.JP, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn một nguồn thông tin đa dạng và hữu ích về đất nước Mặt Trời Mọc. Chúng tôi không chỉ chia sẻ về các khía cạnh văn hóa độc đáo và ẩm thực ngon miệng, mà còn cung cấp thông tin về tuyển sinh và tuyển dụng tại Nhật Bản.

Chúng tôi luôn chào đón ý kiến đóng góp và phản hồi từ bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất và tận hưởng hành trình khám phá Nhật Bản cùng chúng tôi. Cảm ơn bạn đã đến và hãy hòa mình vào sự phong phú và thú vị của văn hóa Nhật Bản tại TRUONGTIEN.JP!

Thông tin tuyển sinh

Công việc mới nhất