Những điều bạn cần biết về văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

Việc làm có thể bạn quan tâm

1. Tổng quan

Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

Khi chào hỏi người khác, người Nhật Bản thường nói những câu nói quen thuộc như “TRUONGTIEN.JP Gozaimasu.” hay “TRUONGTIEN.JP” với nghĩa “Xin chào”, hay “Konnichiwa” (Chào ban ngày), hoặc là “Konbanwa” (Chào buổi tối). Nếu chúng ta để ý kỹ, người Nhật Bản thường nói sau khi kết thúc việc cúi đầu chào. Thực tế, hành động cúi chào lại là yếu tố quan trọng nhất trong văn hóa chào của người Nhật Bản. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu kỹ hơn.

Trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản, có những quy tắc bắt buộc mọi người phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ, nếu không sẽ thất lễ, mất lịch sự. Có một quy tắc trở thành luật bất thành văn là “người dưới” phải chào hỏi “bề trên” trước, người nhỏ tuổi hơn phải chào hỏi người lớn tuổi, nam là bề trên với nữ, người thầy là bề trên với trò, chủ nhà phải chào hỏi khách…

Cách thức chào hỏi cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ làm nên sự đặc sắc trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản. Nữ thường đặt bàn tay với các ngón duỗi thẳng trước người rồi sau đó mới cúi chào để thể hiện sự duyên dáng, còn nam lại khép cánh tay sát sườn tạo phong thái mạnh mẽ, tự tin.

Điểm đặc biệt trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản là các lưu ý khi tới nhà người khác. Khi được mời vào nhà phải nói câu “Cảm ơn. Rất hân hạnh được tới thăm” và cởi áo khoác ngoài treo trước cửa nhà. Trước khi ra về, khách phải cởi dép trả cho chủ nhà và quay mũi dép vào trong nhà. Đồng thời phải cảm ơn chủ nhà lần nữa và cúi chào lịch sự.

Người Nhật thường không thích bạn thể hiện tình cảm quá thân thiết như ôm, hôn, đứng quá gần họ hoặc việc nhìn trực diện vào mắt họ cũng được xem là hành vi bất lịch sự.

2. お辞儀 (Ojigi) – Văn hóa cúi chào của người Nhật Bản

2.1 Ojigi là gì

Ojigi – văn hóa cúi chào ở Nhật Bản đã có từ thời xa xưa

“Ojigi (お辞儀)” có nghĩa là gập người cúi đầu chào người khác, biểu hiện lòng thành kính và cũng là tín hiệu phi ngôn ngữ nhận biết trong xã hội. Hành động này có thể nói là khá thông dụng tại văn hóa các nước Châu Á, và cũng là tập quán của quý tộc, hoàng tộc tại một số nước Châu Âu.

Ojigi là một phần tất yếu trong văn hoá Nhật Bản. Đó là cách thức thể hiện sự tôn trọng bằng hành động cúi chào đáp lại người đã cúi chào mình trước đó. Việc chào hỏi như vậy cũng rất phổ biến khi bạn muốn thể hiện lòng thành hoặc khi bạn muốn xin lỗi.

2.2 Các kiểu Ojigi của người Nhật Bản

Tư thế là một yếu tố rất quan trọng trong việc cúi chào của người Nhật Bản.
Khi bạn cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người từ phần eo – thắt lưng trở lên và bạn phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.
Khi bạn giao tiếp với người Nhật bạn cần biết rằng phải cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn. Đây là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối với người đó. Người Nhật tùy theo đối tượng mà phân thành các kiểu chào hỏi khác nhau như:
Có 3 kiểu Ojigi khác nhau, tùy từng đối tượng mà các bạn sử dụng hợp lý nhé
  • Kiểu Eshaku (会釈) hay là kiểu khẽ cúi chào
Eshaku là kiểu chào hỏi cho những người ở cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Trông kiểu chào hỏi này thì thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông. Đây cũng là kiểu được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật, cũng như đơn giản nhất của họ. Người Nhật thưởng chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào.
  • Kiểu chào Keirei (敬礼) là kiểu cúi chào bình thường
KEIREI là kiểu chào có mức độ thể hiện sự sang trọng cao hơn so với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là kiểu chúi chào được dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn…Với kiểu cúi chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Nếu bạn ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện kiểu chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.
  • Kiểu Saikeirei (最敬礼) – Kiểu chào cung kính nhất.
Kiểu chào Saikeirei là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương, thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ… Kiểu chào trang trọng này người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn.

2.3 Một số lỗi khi hành lễ Ojigi

  • Chào trong khi ngồi

Khi đối phương đứng, bạn ngồi và đang làm việc gì đó thì nên tạm ngưng và ưu tiên cho đối phương trước. Hãy đứng dậy ngay, tạo tư thế chỉnh chu và chào hỏi nhé.

  • Chỉ nghiêng cổ chào

Nếu chỉ dùng cổ cúi chào mà người thì thẳng, không nghiêng mình thì rất thất lễ

  • Chỉ nghiêng mình chào

Nếu chỉ nghiêng mình mà mặt không cúi xuống thì chỉ gây ấn tượng đáng sợ cho đối phương nên hãy lưu ý nhé ^^

  • Cúi chào 90°

Cúi chào đến 90° thì có vẻ là bạn đang nghiêng mình nhiều quá. Trong trường hợp này thì bạn sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho cấp trên và những người xung quanh nhiều hơn đấy…

  • Vừa hành lễ chào vừa nói chuyện

Chúng ta cũng không nên vừa nói lời chào vừa hành lễ, đặc biệt là khi chào theo kiểu Keirei (kiểu chào kính trọng) hoặc Saikeirei (kiểu chào tôn kính nhất). Để chào đúng cách, trước tiên bạn nên nói lời chào trước (chẳng hạn như “TRUONGTIEN.JP gozaimasu” = Chào buổi sáng) rồi hành lễ.

  • Lặp lại hành động cúi đầu nhiều lần

Lặp lại hành động chào hỏi nhiều lần sẽ không thể hiện rõ lòng thành của mình, vì vậy chỉ nên thực hiện 1 lần là đủ.

3. Một số lưu ý khác

Khi chuyển đến nơi ở mới, người Nhật có thói quen chào hỏi và biếu quà hàng xóm
  • Giao tiếp bằng mắt 
Tối kị nhìn vào mắt đôí phương, trong văn hóa Nhật Bản điều này thể hiện sự mất kịch sự, không tôn trọng đối phương.
  •  Không nói quá nhiều 
Người Nhật thường lắng nghe nhiều hơn trong các cuộc hội thoại, họ không nói quá nhiều.
  • Thường nói giảm nói tránh

Người Nhật hay nói giảm, nói tránh hết sức có thể.

  • Cách vẫy tay
Tại Nhật khi bạn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để bàn tay thẳng, các đốt ngón tay chạm nhau. Nếu không bạn sẽ bị cho là vô lễ, mất lịch sự với đối phương.
  •  Biếu quà 
Người Nhật khi mới chuyển đến sinh sống ở khu vực mới cũng thường chuẩn bị món quà nhỏ như cafe, bột giặt, bánh quy… để biếu hàng xóm khu vực lân cận, như một cách chào hỏi làm quen.

Kết

Tóm lại, văn hóa chào hỏi là một trong những phép lịch sự căn bản. Với Việt Nam, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, còn ở Nhật Bản, văn hóa chào hỏi và Ojigi đòi hỏi người ta phải tìm hiểu rất nhiều. Ngày nay, khi đất nước càng phát triển tuy nhiên không vì thế, mà người dân Nhật Bản quên mất cách cúi đầu chào. Đây chính là nét văn hóa vô cùng đặc sắc và quan trọng của người dân Nhật Bản. truongtien.jp hy vọng rằng các bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đối với người Nhật Bản khi tiếp xúc với họ.
Nguồn: Tổng hợp

________________________

Theo dõi truongtien.jp để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến du học hoặc tuyển dụng. Hãy liên hệ hay với TRUONG TIEN JP

Có thể bạn quan tâm

Chào mừng các bạn đến với TRUONGTIEN.JP – Trang web dành riêng cho mọi người đam mê và quan tâm đến văn hóa, kiến thức và cuộc sống ở Nhật Bản!

Tại TRUONGTIEN.JP, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn một nguồn thông tin đa dạng và hữu ích về đất nước Mặt Trời Mọc. Chúng tôi không chỉ chia sẻ về các khía cạnh văn hóa độc đáo và ẩm thực ngon miệng, mà còn cung cấp thông tin về tuyển sinh và tuyển dụng tại Nhật Bản.

Chúng tôi luôn chào đón ý kiến đóng góp và phản hồi từ bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất và tận hưởng hành trình khám phá Nhật Bản cùng chúng tôi. Cảm ơn bạn đã đến và hãy hòa mình vào sự phong phú và thú vị của văn hóa Nhật Bản tại TRUONGTIEN.JP!

Thông tin tuyển sinh

Công việc mới nhất