Tỷ lệ tăng trưởng thực tế (sau khi quy đổi thành tỷ lệ hàng năm) của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II năm nay ở Nhật Bản đã tăng 1.3% so với quý I.
Lần đầu tiên sau 2 quý, xuất khẩu tăng và đã có những tín hiệu tích cực về nền kinh tế. Nhưng sự phục hồi kinh tế đang thiếu mạnh mẽ do tiêu dùng cá nhân đang trong tình trạng đình trệ sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố.
Văn phòng Nội các đã công bố vào ngày 16/8 rằng số liệu về GDP sơ bộ trong quý II cho thấy tốc độ tăng trưởng thực tế (không bao gồm biến động giá cả) đã tăng 0,3% so với quý I. Khi được chuyển đổi sang tỷ lệ hàng năm, con số này là 1,3% và lần đầu tiên sau 2 kỳ mà GDP đã tăng trưởng dương.
Tuy nhiên, so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I đã giảm 3,7% khi tính theo tỷ lệ hàng năm, ta có thể thấy nền kinh tế đang thiếu động lực để phục hồi.
Hạng mục “xuất khẩu” tăng 2,9%, chủ yếu là thiết bị sản xuất chất bán dẫn cho Trung Quốc, hạng mục “đầu tư vốn doanh nghiệp” cũng tăng 1,7% so với quý I. Mặt khác, hạng mục “tiêu dùng cá nhân”, mặc dù chiếm hơn một nửa GDP, chỉ tăng 0,8%. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID 19, tình trạng khẩn cấp thứ ba đã được ban bố ở Tokyo và các khu vực khác vào tháng 4. Điều này đã làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của GDP.
Ở các hạng mục khác, “đầu tư công” như xây dựng công trình công cộng là âm 1,5% so với quý I. Sự gia tăng đáng kể trong “nhập khẩu” cũng có ảnh hưởng xấu đến tính toán GDP. Ngoài chất bán dẫn và thiết bị viễn thông, sự gia tăng nhập khẩu vaccine cũng được coi là một yếu tố.
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa mà phản ánh biến động giá cả, tăng 0,1% so với quý I và tăng 0,2% trên cơ sở hàng năm. Khi giá cả giảm, tăng trưởng danh nghĩa giảm xuống dưới mức tăng trưởng thực.
Nguồn: NHK News.