1. Trợ cấp sinh con trả một lần là gì?
“Trợ cấp sinh con trả một lần” (出産育児一時金) là phúc lợi mà các mẹ nhận được khi tham gia bảo hiểm sức khỏe Nhật Bản, với mục đích là hỗ trợ chi phí cho sản phụ trong quá trình sinh con.
Mức trợ cấp sinh con được nhận là 420 nghìn yên mỗi bé. Trong trường hợp sinh đôi, sinh ba số tiền sẽ được nhân lên.
Những trường hợp khác sẽ nhận được 404 nghìn yên cho mỗi bé:
- Sinh con tại cơ sở y tế chưa tham gia vào Chế độ hỗ trợ sinh sản ‘’産加医療補償制度’’.
- Việc sinh con không phải đối tượng của Cơ chế bồi thường y tế khoa sản ví dụ như thai nhi chưa đạt 22 tuần tuổi, lưu thai sớm v.v…
Nếu chi phí sinh vượt quá 420 nghìn yên thì bạn sẽ phải trả số tiền vượt quá cho bệnh viện.
Nếu chi phí sinh ít hơn 420 nghìn yên thì số tiền còn lại sẽ được chuyển vào tài khoản của bạn từ 1 – 2 tháng sau sinh.
2. Điều kiện nhận trợ cấp
Điều kiện tiên quyết để nhận được “Trợ cấp sinh con trả một lần” là phải thai nhi phải từ 4 tháng tuổi trở lên ( tương đương 85 ngày) và nếu chẳng may bị sảy thai, thai lưu… nếu trên 85 ngày thì vẫn được nhận trợ cấp.
Đối tượng được nhận trợ cấp này là những mẹ tham gia bảo hiểm sức khỏe tại Nhật. Tuy nhiên nếu các mẹ không tham gia bảo hiểm nhưng có quan hệ phụ thuộc với người tham gia bảo hiểm (có thể là vợ, là con, chị, em quan hệ ruột thịt với người tham gia bảo hiểm) thì cũng sẽ được hưởng trợ cấp trên.
Lưu ý: Trường hợp cả 2 vợ chồng đều tham gia bảo hiểm thì số tiền trợ cấp cũng không được nhân lên gấp đôi.
3. Các chế độ chi trả trợ cấp
Có 2 cơ chế chi trả trợ cấp như sau:
① Chế độ chi trả trực tiếp (直接支払制度):
Với trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ làm việc trực tiếp với bệnh viện nơi bạn sinh để trả chi phí sinh con. Vì vậy, mọi thủ tục sẽ do phía bệnh viện chuẩn bị, bạn chỉ phải kí giấy tờ tại bệnh viện mà không phải thực hiện thủ tục nào cả.
Trong trường hợp chi phí sinh con nhiều hơn số tiền trợ cấp thì bạn sẽ hoàn thiện số tiền còn lại với bệnh viện sau khi xuất viện.
Trường hợp ngược lại, số tiền trợ cấp nhiều hơn chi phí sinh con thì bạn có thể làm đơn gửi công ty bảo hiểm và nhận được số tiền còn lại trong thời gian từ 1 – 2 tháng sau sinh.
Hiện nay, đây là chế độ đang được rất nhiều người sử dụng.
② Chế độ nhận thay/ủy quyền (受理支払制度):
Với trường hợp này, bạn sẽ phải là người thực hiện các thủ tục cần thiết với công ty bảo hiểm để yêu cầu họ trả chi phí sinh sản của bạn cho bệnh viện. Sau khi công ty bảo hiểm chấp nhận đơn của bạn, chi phí sinh con sẽ được công ty trả trực tiếp với bệnh viện. Chế độ này được sử dụng khi bạn sinh tại những bệnh viện chưa đăng ký chế độ trả trực tiếp ở trên.
Một số bệnh viện sẽ yêu cầu bạn trả 1 khoản tiền đặt cọc khoảng vài chục nghìn yên. Sau khi hoàn thành thủ tục nhận trợ cấp, số tiền này sẽ được hoàn trả lại vào ngày xuất viện.
4. Thủ tục nhận trợ cấp
Thủ tục nhận theo chế độ 1:
- Nộp thẻ bảo hiểm sức khỏe tại quầy lễ tân của bệnh viện
- Nhận ‘Đơn đồng ý sử dụng chế độ chi trả trực tiếp’ và điền đầy đủ thông tin
- Kí vào đơn đồng ý và nộp lại ở quầy tiếp đón.
Thủ tục nhận theo chế độ 2:
- Nhận “Đơn xin trợ cấp sinh con sử dụng chế độ ủy quyền” (出産育児一時金等支給申請書) tại công ty bảo hiểm và điền đầy đủ thông tin. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn tại đây.
- Xin các nhận tại các mục cần bác sĩ/hộ sinh xác nhận tại bệnh viện
- Nộp lại đơn cho công ty bảo hiểm.
ĐƠN XIN CẤP TRỢ CẤP SINH CON THEO CHẾ ĐỘ ỦY QUYỀN.
5. Nhận trợ cấp khi sinh con tại Việt Nam
Trường hợp bạn có tham gia đóng bảo hiểm sức khỏe tại Nhật và sinh con trong các trường hợp hi hữu như Sảy thai, thai lưu,… khi đã mang thai trên 85 ngày.
Thủ tục để lĩnh tiền trợ cấp sinh con:
Thủ tục cần được hoàn thành sau khi đã quay lại Nhật, trước 2 năm kể từ ngày sinh con. Sau khoảng thời gian đó thì khoản hỗ trợ sẽ bị mất hiệu lực và bạn không được nhận trợ cấp nữa.
Giấy tờ cần chuẩn bị:
- Giấy khai sinh kèm theo bản dịch tiếng Nhật
- Giấy xác nhận viện phí tại bệnh viện và kèm theo bản dịch tiếng Nhật
- Bảo hiểm sức khỏe
- Hộ chiếu của mẹ
- Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
- Con dấu của chủ hộ
- Sổ ngân hàng tại Nhật của chủ hộ
Trong trường hợp nếu bản thân chủ hộ không đi được thì có thể ủy quyền cho người khác đi thay. Tuy nhiên, trong trường hợp này ngoài các giấy tờ vừa nêu trên cần mang theo:
- Giấy ủy quyền
- Con dấu của người được ủy quyền
- Sổ ngân hàng của người được ủy quyền
Nguồn: TRUONGTIEN.JP tổng hợp và biên tập từ những trang thông tin uy tín
—
Theo dõi TRUONGTIEN.JP để cập nhập những thông tin hữu ích cho các mẹ ở Nhật nhé!
TRUONGTIEN.JP hiện đã có mặt trên 4 nền tảng:
? Website: https://truongtien.jp/
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC1dmVQHWwXGLjldhX70ZKCQ
? Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJWDCryj/
? Facebook: https://www.facebook.com/tien.truong.7315