Về chương trình TTS và XKLD ở Nhật Bản
1. Về chương trình TTS kỹ năng
Mục đích chính của chương trình:
-
Đối với Nhật Bản:
-
- Chương trình nhằm đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp cho các nước đang phát triển thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản.
- Các doanh nghiệp Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng và duy trì hoạt động sản xuất do thiếu hụt nhân sự (Nhật Bản là đất nước có dân số già và nguồn lao động ở trong nước đang hết sức thiếu hụt).
Vì vậy, chương trình không chỉ giúp thúc đẩy sự năng động hoá, quốc tế hoá trong hoạt động sản xuất mà còn giúp cho nền công nghiệp Nhật Bản duy trì và phát triển bởi nguồn lực lao động trong các ngành nghề được cung ứng đầy đủ.
-
Đối với Việt Nam:
-
- Việt Nam cần đào tạo một thế hệ thanh niên có tay nghề giỏi, trình độ cao trong các lĩnh vực sản xuất – gia công – chế tạo, có tác phong công nghiệp, có năng lực ngoại ngữ
Đây là một cơ hội tốt để Việt Nam đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng này, từ chính xã hội công nghiệp Nhật Bản – một xã hội nổi tiếng về kỷ luật.
-
- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và thu hút ngoại tệ về cho đất nước.
-
Đối với người lao động:
-
- Người lao động được đến Nhật để làm việc và học tập trong thời gian từ 01 năm, 03 năm hoặc 05 năm.
- Sau khi kết thúc và trở về nước sẽ sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng làm việc, công nghệ sản xuất đã được học để áp dụng vào công việc và cuộc sống, hoặc góp phần kết nối đầu tư từ Nhật Bản về Việt Nam.
- Mặt khác, người lao động còn nhận và để dành được một số vốn nhất định khoảng từ 150 đến 800 triệu làm hành trang lập thân lập nghiệp sau khi về nước.
Việt Nam chính thức tham gia ký kết thoả thuận hợp tác chương trình vào tháng 9/1992. Sau hơn 20 năm, đã có hơn 150 nghìn lượt thanh niên Việt Nam tới Nhật Bản để làm việc.
Song song đó, số TTS đã hoàn thành giai đoạn thực tập về nước cũng tăng và đang đóng góp rất nhiều tại Việt Nam. Những ví dụ cho sự thành công của TTS cũng được báo chí truyền thông đưa tin nhiều. Tuy không phải tất cả nhưng có một bộ phận những TTS đã khá thành công. Từ những gương thành công đó mà các bạn nuôi dưỡng ước mơ trở thành TTS lại tiếp tục tăng lên.
TTSKN là chương trình rất phù hợp cho các bạn trẻ Việt Nam vì:
- Độ tuổi 18 – 35
- Không yêu cầu trình độ quá cao (không yêu cầu phải biết tiếng Nhật trước khi tham gia)
- Chỉ cần có sức khỏe tốt và đặc biệt là ý chí quyết tâm khi tham gia chương trình.
Những điều kiện cơ bản này giúp nhiều bạn trẻ có cơ hội làm việc trong môi trường việc làm có yếu tố quốc tế. Thực tế, chính bản thân người lao động Việt Nam cũng đã và đang nhìn nhận đây là một chương trình tốt và nhiều người đã lựa chọn tham gia.
2 Chương trình Xuất khẩu lao động (XKLĐ)
Xuất khẩu lao động Nhật Bản là hình thức đưa người sang làm việc tại Nhật theo chương trình hợp tác được cam kết bởi chính phủ Nhật Bản và Việt Nam, với đơn vị chủ quản là Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội, các công ty phái cử có chức năng đưa người sang nước ngoài, được sự cho phép của Bộ LĐTB&XH.
XKLĐ Nhật Bản đang rất được quan tâm hiện nay.
Đây là chương trình được hợp tác từ phía Việt Nam và Nhật Bản, cho phép lao động Việt sang làm việc tại Nhật theo các chương trình và các ngành nghề quy định.
Xuất khẩu lao động là đi làm, chế độ và lương công bằng với người Nhật, không chịu sự quản lí của nghiệp đoàn.
Chương trình XKLĐ đã giải quyết được vấn đề thiếu thốn nguồn lao động ở nền sản xuất Nhật Bản với nguồn lao động nước ngoài dồi dào và chi phí không lớn. Đối với Chính phủ Việt Nam, đây là một nguồn thu ngoại tệ lớn, còn đối với người lao động, đây hoàn toàn là một cơ hội để các bạn giải quyết khó khăn về tài chính, thậm chí là đổi đời.
3. Trong thực tế
Từ phần trên, ta có hiểu rằng TTSKN và XKLĐ cũng có một vài điểm khác nhau:
Trong khi bản chất của chương trình TTSKN lại chú trọng việc đào tạo các kỹ năng, tác phong làm việc dưới sự quản lý của các nghiệp đoàn, thì bản chất chương trình XKLĐ lại là tạo điều kiện cho người Việt có thể làm công, ăn lương trên đất Nhật. Các bạn cần chú ý.
Tuy nhiên, do cả hai hình thức này đều có một số điểm chung cơ bản: đó là việc sang Nhật Bản, làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp; theo đó tích lũy được một số tiền kha khá cùng kinh nghiệm làm việc, và sau đó về Việt Nam để phát triển bản thân, cho nên nếu nhìn qua thì rất nhiều người cho rằng hai chương trình này là một.
Thực ra việc này không ảnh hưởng lắm với các TTS hay bộ phận người Việt đang lao động tại Nhật Bản nên chúng ta có thể chấp nhận sự nhầm lẫn đó.
Hiện tại, ít có công ty thực sự cử người tham gia chương trình TTSKN thuần túy (theo định hướng đào tạo kỹ năng). Thay vào đó, để giải quyết tình trạng thiếu thốn lực lượng lao động của xí nghiệp Nhật Bản, nhiều công ty đã lấy danh nghĩa “TTS” để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Cho nên, có nhiều người ngầm hiểu việc trở thành TTSKN chỉ là một hình thức của XKLĐ mà thôi (rất nhiều website XKLĐ sang Nhật cũng thừa nhận điều đó).
TRUONGTIEN.JP sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho TTSKN và những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Cùng đón xem nhé!
Nguồn: Tổng hợp
________________________