Chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) của Thực tập sinh Kỹ năng

Việc làm có thể bạn quan tâm

1. Các loại bảo hiểm xã hội và trợ cấp

BHXH là chế độ của nhà nước nhằm bảo đảm cuộc sống cho người lao động và gia đình họ bằng việc thanh toán chi phí y tế khi họ bị chấn thương hoặc đau ốm. Ngoài ra, BHXH phải có trách nhiệm chi trả lương hưu (年金) khi người lao động qua đời hoặc mất khả năng lao động (như tàn tật).

Loại bảo hiểm Chu cấp
Bảo hiểm y tế Bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm sức khỏe quốc dân
Bảo hiểm chịu thanh toán một phần phí y tế phát sinh do bệnh tật hoặc chấn thương (đến 70 tuổi là 70%) (phí y tế bản thân phải chịu là 30%).

Tuy nhiên, đối với trường hợp tai nạn lao động, toàn bộ chi phí y tế sẽ do bảo hiểm tai nạn lao động chi trả.

Lương hưu Lương hưu phúc lợi
Lương hưu quốc dân
Chu cấp cho người lao động khi họ đến tuổi nghỉ hưu, qua đời hoặc mất khả năng lao động (tàn tật).

2. Đối tượng tham gia BHXH (áp dụng cho người lao động)

Số thứ tự Loại bảo hiểm Người lao động thuộc đối tượng
1 Bảo hiểm sức khỏe
Lương hưu phúc lợi
Người lao động thuộc các đơn vị sau:

  • Đơn vị pháp nhân
  • Doanh nghiệp tư nhân có tuyển dụng không dưới 5 nhân viên thường xuyên (trừ các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, quán trọ, giặt là v.v…)
2 Bảo hiểm sức khỏe quốc dân
Lương hưu quốc dân
Người lao động thuộc các đơn vị khác với các đơn vị trên
(*) Đối tượng tham gia quỹ lương hưu quốc dân phải là người lao động từ 20 tuổi trở lên.
TTSKN buộc phải đăng kí một trong hai loại BHXH:

  • “Bảo hiểm sức khỏe + lương hưu phúc lợi”
  • Hoặc “Bảo hiểm sức khỏe quốc dân + lương hưu quốc dân”.

Mặt khác, TTSKN đang trong thời gian học lý thuyết sẽ phải tham gia loại bảo hiểm thứ hai.

3. Chi phí của Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Loại BHXH Chi tiết Tỷ lệ phí Tiền phí (theo tháng)
Bảo hiểm xã hội Phí bảo hiểm bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với tiền thù lao tháng tiêu chuẩn *.
Phí bảo hiểm theo tháng sẽ do TTSKN và Đơn vị tiến hành thực tập mỗi bên chịu một nửa.
Nếu tham gia Hiệp hội bảo hiểm thì tỷ lệ phí bảo hiểm quy định riêng cho từng địa phương. Thù lao tháng tiêu chuẩn × tỷ lệ phí bảo hiểm × 1/2
Lương hưu phúc lợi 18,3% Thù lao tháng tiêu chuẩn × tỷ lệ phí bảo hiểm × 1/2
Bảo hiểm sức khỏe quốc dân Tính theo quy định của từng địa phương. Số tiền tính theo quy
định của từng địa
phương **.
Lương hưu quốc dân Quy định đồng bộ trên cả nước 16.540 yên ***.

*: “Thù lao tháng tiêu chuẩn” quy định căn cứ theo tổng số tiền mà TTSKN được nhận cho 1 tháng.
**: Theo Hiệp hội bảo hiểm thì phí bảo hiểm cho từng địa phương là từ 9,58% (tỉnh Nigata) đến 10,73% (tỉnh Saga) (tại thời điểm tháng 3 năm 2020) và bạn có thể xem tại trang website Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe toàn quốc (Hiệp hội bảo hiểm).
***: Bạn phải thanh toán chi phí này.

4. Thủ tục yêu cầu thanh toán khoản tiền khi dừng tham gia lương hưu phúc lợi, quỹ lương hưu quốc dân (tạm thời)

Người tham gia lương hưu phúc lợi hoặc lương hưu nhân dân từ 6 tháng trở lên mà về nước khi chưa đủ điều kiện về thời gian tham gia (10 năm) để được nhận lương hưu thì được quyền yêu cầu thanh toán khoản tiền khi dừng đăng ký khỏi Quỹ lương hưu Nhật Bản.

Khoản tiền này sẽ được tính tối đa là 36 tháng (3 năm) tương ứng với khoảng thời gian tham gia chế độ lương hưu của Nhật Bản.

Vì vậy, đối với các bạn muốn tham gia thực tập với tư cách TTSKN số 3 mà muốn hưởng số tiền này thì bạn có thể gửi Đơn yêu cầu tiền thanh toán ở thời điểm khi về nước tạm thời như đã ghi trong kế hoạch thực tập, hoặc về nước sau khi hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng số 3.

Đối với công dân của các nước có ký kết Thỏa thuận về an sinh xã hội với Nhật Bản:
Đối với người đã từng có thời gian tham gia quỹ lương hưu của các quốc gia có ký kết thỏa thuận an sinh xã hội để tính gộp với thời gian tham gia quỹ lương hưu của Nhật Bản sẽ có thể được nhận lương hưu của Nhật Bản bằng cách tính gộp thời gian tham gia quỹ lương hưu ở cả hai nước.Tuy nhiên nếu bạn nhận khoản tiền này thì khoảng thời gian tham gia quỹ lương hưu trước khi yêu cầu thanh toán tiền rút lui thì sẽ không được tính gộp nữa. Do đó khi yêu cầu thanh toán tiền ly khai bạn hãy đọc kỹ nội dung lưu ý trong đó và cân nhắc cẩn thận.

* Xem danh sách các nước tham gia Thỏa thuận về an sinh xã hội (đăng trên Website của Quỹ lương hưu Nhật Bản) tại đây.

In Kể từ tháng 10 năm 2019, tình hình ký kết các thỏa thuận an sinh xã hội như sau. Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận với 20 quốc gia. Xin lưu ý rằng việc loại bỏ phạm vi bảo hiểm kép và tổng thời gian bảo hiểm chỉ có thể thực hiện được giữa Nhật Bản và các quốc gia này. Lưu ý: Các thỏa thuận với Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Ý và Trung Quốc chỉ bao gồm "loại bỏ phạm vi bảo hiểm kép".  Đã thực hiệnĐức, Vương quốc Anh, Cộng hòa Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Bỉ, Pháp, Canada, Úc, Hà Lan, Cộng hòa Séc (*), Tây Ban Nha, Ireland, Brazil, Thụy Sĩ, Hungary, Ấn Độ, Luxembourg, Philippines, Cộng hòa Slovak, Trung Quốc Đã ký (Đang chuẩn bị triển khai)	Ý, Thụy Điển, Phần Lan (*) Được sửa đổi vào tháng 8 năm 2018
TRUONGTIEN.JP – Danh sách các nước tham gia Thỏa thuận về an sinh xã hội, cập nhật đến 19/9/2021

Hãy xem chi tiết về tiền dừng đăng kí trên trang web của Quỹ lương hưu Nhật Bản tại đây.

Bạn có thể tải về “Yêu cầu thanh toán tiền ly khai (lương hưu nhân dân, bảo hiểm lương hưu phúc lợi)” từ trang web này. Hãy nhờ người phụ trách của Đơn vị tiến hành thực tập hoặc Đơn vị quản lý để làm thủ tục yêu cầu thanh toán.

Hơn nữa, điều kiện để được nhận được khoản tiền khi rút lui khỏi bảo hiểm này là bạn phải không có địa chỉ tại Nhật Bản vào ngày Quỹ lương hưu Nhật Bản thụ lý yêu cầu của bạn.

Trước khi rời khỏi Nhật, bạn hãy nộp Bản khai báo chuyển nơi ở đến trụ sở hành chính địa phương nơi bạn ở.

Đặc biệt, đối với trường hợp dự kiến tái nhập cảnh với tư cách TTSKN số 3, thì khi gửi Đơn yêu cầu tiền thanh toán tiền rút lui nhất thời ở thời điểm về nước tạm thời như đã ghi trong kế hoạch thực tập, bạn hãy nộp Bản khai báo chuyển nơi ở đến trụ sở hành chính địa phương nơi bạn ở khi về nước tạm thời, và nộp Đơn yêu cầu tới Quỹ lương hưu Nhật Bản sao cho Đơn yêu cầu tiền thanh toán tiền rút lui tạm thời sẽ được gửi đến Quỹ lương hưu Nhật Bản trước khi bạn tái nhập cảnh vào Nhật Bản.

*Chú ý: Nếu Quỹ lương hưu Nhật Bản nhận được đơn yêu cầu sau khi bạn tái nhập cảnh, bạn sẽ không đủ điều kiện để được hưởng tiền thanh toán rút lui nhất thời.

AIR MAIL
Japan Pension Service (Foreign Business Group)
3-5-24, Takaido-nishi,Suginami-ku
Tokyo 168-8505 JAPAN
〒168-8505 東京都杉並区高井戸西3丁目5番24号日本年金機構(外国業務グループ)

TRUONGTIEN.JP sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho TTSKN và những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Cùng đón xem nhé!

Nguồn: TRUONGTIEN.JP tổng hợp và biên tập từ những trang thông tin uy tín

________________________

Theo dõi TRUONGTIEN.JP để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!

TRUONGTIEN.JP hiện đã có mặt trên 4 nền tảng:

? Website: https://truongtien.jp/
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC1dmVQHWwXGLjldhX70ZKCQ
? Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJWDCryj/
? Facebook: https://www.facebook.com/tien.truong.7315

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến du học hoặc tuyển dụng. Hãy liên hệ hay với TRUONG TIEN JP

Có thể bạn quan tâm

Chào mừng các bạn đến với TRUONGTIEN.JP – Trang web dành riêng cho mọi người đam mê và quan tâm đến văn hóa, kiến thức và cuộc sống ở Nhật Bản!

Tại TRUONGTIEN.JP, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn một nguồn thông tin đa dạng và hữu ích về đất nước Mặt Trời Mọc. Chúng tôi không chỉ chia sẻ về các khía cạnh văn hóa độc đáo và ẩm thực ngon miệng, mà còn cung cấp thông tin về tuyển sinh và tuyển dụng tại Nhật Bản.

Chúng tôi luôn chào đón ý kiến đóng góp và phản hồi từ bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất và tận hưởng hành trình khám phá Nhật Bản cùng chúng tôi. Cảm ơn bạn đã đến và hãy hòa mình vào sự phong phú và thú vị của văn hóa Nhật Bản tại TRUONGTIEN.JP!

Thông tin tuyển sinh

Công việc mới nhất