Mẹ Việt làm thêm ở Nhật – Những điều cần biết

Việc làm có thể bạn quan tâm

Trong trường hợp của nhiều bạn, sau khi được chồng bảo lãnh sang Nhật, việc làm mẹ ở một đất nước hoàn toàn xa lạ hẳn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các mẹ Việt, ngoài chăm con, các mẹ còn muốn đi làm để chia sẻ gắng nặng tài chính cho chồng. Vậy khi quyết định đi làm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Quyền lợi

Đa số các trường hợp mẹ Việt sang Nhật là do được chồng bảo lãnh, khi chồng bạn đã có công việc, do vậy, các bạn thuộc visa phụ thuộc chồng. Đối với loại visa này, các bạn có 2 quyền lợi quan trọng sau:

– Khấu trừ thuế: Khi bạn không đi làm, hoặc đi làm mà thu nhập của bạn thấp, thì khi đó chồng bạn sẽ phải “nuôi” bạn, vì vậy bạn trở thành người phụ thuộc. Khi đó, chồng bạn sẽ được khấu trừ thuế khi có người phụ thuộc (vợ và con).

– Chế độ phụ thuộc bảo hiểm: Điều này có nghĩa là các bạn sẽ được hưởng miễn phí quyền lợi các chế độ bảo hiểm xã hội của chồng.

2. Khấu trừ thuế và phụ thuộc bảo hiểm

Tuy trên là hai chế độ đặc trưng nhưng số tiền thuế khấu trừ, chế độ phụ thuộc như thế nào còn phụ thuộc vào mức thu nhập của vợ mỗi tháng:

Khấu trừ thuế

Nếu thu nhập của mẹ Việt trên 150 man thì sẽ phát sinh thêm nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cho bản thân. Và vì khoản thu nhập này lớn hơn 100 man nên bạn cũng phải đóng cả khoản thuế thị dân. Với mức thu nhập này, bạn không đủ điều kiện để đăng ký phụ thuộc giảm trừ thuế cho chồng.

Nghĩa là bạn không những phải đóng thêm 2 khoản thuế này mà chồng bạn cũng phải đóng tăng thêm do bị giảm đi số người phụ thuộc. Khoản này được tính tổng từ 1/1 – 31/12, không tính gộp tiền đi lại.

Mặt khác, nếu gia đình nào có con đang đi học ở các nhà trẻ thì tiền học của các bé được tính căn cứ theo tiền thuế của bố mẹ. Vì thế, thuế của bố mẹ tăng dẫn đến tiền học của con cũng tăng theo.

Như vậy, thu nhập của các mẹ trong trường hợp này chỉ tăng thêm 3 man nhưng thực tế các khoản thuế + tiền học của con có thể tăng nhiều hơn mức đó nên tính ra thì thu nhập thực tế của các mẹ sẽ giảm.

Phụ thuộc bảo hiểm

Với mức thu nhập trên 130 man (tính đã bao gồm cả tiền đi lại) thì các mẹ sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm theo bảo hiểm của chồng mà phải tự đóng bảo hiểm quốc dân. Mức đóng trung bình rơi vào khoảng 30 man/năm.

Trường hợp này, thu nhập của bạn có thể tăng thêm đôi chút nhưng vì bị loại ra khỏi chế độ bảo hiểm của chồng nên nếu tính ra, thu nhập thực tế của bạn sẽ bị giảm đi rất nhiều. Vì vậy, đây là mức thu nhập bất lợi nhất cho các mẹ, cần hết sức lưu ý nếu không muốn thu nhập thực tế bị giảm mạnh.

3. Các hình thức làm việc tại Nhật

Một số hình thức làm việc các bạn có thể làm ở Nhật đó là:

正規社員 (Nhân viên chính thức toàn thời gian)

Ở hình thái này, công ty sẽ kí hợp đồng vô thời hạn với người lao động. Có nghĩa là chỉ cần mình không gây ra hậu quả nghiêm trọng trong công việc thì sẽ chẳng ai đuổi việc mình cả trừ khi là công ty quá có khăn cần cắt giảm nhân sự. Thậm chí, các chị em có thể làm đến khi về hưu luôn nên cực kì ổn định. Mặc dù trách nhiệm sẽ nặng nề hơn, phải làm thêm sau giờ làm nhiều hơn nhưng thu nhập và các khoản trợ cấp sẽ tốt hơn các hình thái làm việc khác. Nhìn chung, để “nuôi” một 正規社員, công ty sẽ phải bỏ ra rất nhiều chi phí nên họ cần tính cam kết lâu dài của người lao động.

契約社員 (Nhân viên hợp đồng toàn thời gian)

Do “nuôi” một nhân viên chính thức tốn rất nhiều chi phí nên ở nhiều công ty, họ sẽ có hình thức nhân viên hợp đồng toàn thời gian. Từ hình thức này trở xuống, nhân viên sẽ được trả lương theo giờ làm nên những tháng nào mà có nhiều ngày nghỉ thì thu nhập sẽ bị ảnh hưởng theo. Nhìn chung, nội dung công việc và mức độ trách nhiệm của 契約社員 bằng hoặc gần bằng với một 正規社員, chỉ là cách trả lương khác mà thôi. Tất nhiên, họ cũng có các khoản trợ cấp tuỳ thuộc vào mức đãi ngộ của công ty nhưng sẽ không bao giờ bằng mức trợ cấp của 正規社員. Thêm vào đó, nếu công ty muốn nhân viên tiếp tục làm việc tiếp thì phải gia hạn sau khi hết hợp đồng.

パートタイム (Nhân viên hợp đồng bán thời gian)

Hình thức này giống với 契約社員 ở chỗ đều phải gia hạn hợp đồng sau khi hết nhưng thời gian họ làm trong một ngày sẽ ít hơn 正規社員 hoặc 契約社員. Các chị em nào mà vừa phải làm việc vừa phải nuôi con thì họ sẽ chọn hình thức này để được về sớm đón con. Chính vì số giờ làm ngắn hơn nên những nội dung công việc họ được giao cũng sẽ ít áp lực hơn, đơn giản hơn để khi họ có nghỉ đột xuất đi nữa thì công ty cũng không bị ảnh hưởng.

アルバイト (Nhân viên thời vụ)

Hình thức làm việc này chỉ theo mùa, vụ hoặc chỉ làm một số ngày trong tuần với một số giờ nhất định. Có những visa chỉ được làm 28 tiếng/tuần thôi nên những người bị giới hạn số giờ làm như vậy sẽ chọn hình thức アルバイト. Vì chỉ làm một số ngày trong tuần và không được quá 28 tiếng nên những công việc mà họ được giao là những thao tác mà dễ dàng được thay thế bởi người khác khi họ nghỉ.

派遣 (Nhân viên đi qua công ty môi giới)

Khác với 4 hình thức làm việc trên là kí hợp đồng trực tiếp với công ty tuyển dụng, ở hình thức 派遣 này, các chị em sẽ phải kí hợp đồng với công ty môi giới và nhận lương từ họ.

Nguồn: tokyodayroi

 

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến du học hoặc tuyển dụng. Hãy liên hệ hay với TRUONG TIEN JP

Có thể bạn quan tâm

Chào mừng các bạn đến với TRUONGTIEN.JP – Trang web dành riêng cho mọi người đam mê và quan tâm đến văn hóa, kiến thức và cuộc sống ở Nhật Bản!

Tại TRUONGTIEN.JP, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn một nguồn thông tin đa dạng và hữu ích về đất nước Mặt Trời Mọc. Chúng tôi không chỉ chia sẻ về các khía cạnh văn hóa độc đáo và ẩm thực ngon miệng, mà còn cung cấp thông tin về tuyển sinh và tuyển dụng tại Nhật Bản.

Chúng tôi luôn chào đón ý kiến đóng góp và phản hồi từ bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất và tận hưởng hành trình khám phá Nhật Bản cùng chúng tôi. Cảm ơn bạn đã đến và hãy hòa mình vào sự phong phú và thú vị của văn hóa Nhật Bản tại TRUONGTIEN.JP!

Thông tin tuyển sinh

Công việc mới nhất