BHLĐ là chế độ của nhà nước nhằm chu cấp cho trường hợp bị chấn thương, bệnh tật khi làm việc hoặc trên đường đi làm (bảo hiểm tai nạn lao động) và trợ cấp khi thất nghiệp (bảo hiểm thất nghiệp).
Tất cả doanh nghiệp phải tham gia BHLĐ (dù doanh nghiệp đó có 1 người lao động).
Một số nghề thuộc ngành này được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện nhưng họ phải tham gia bảo hiểm tự nguyện của tư nhân thay thế cho bảo hiểm tai nạn lao động.
1. Bảo hiểm tai nạn lao động
Trường hợp người lao động do công việc hoặc trên đường đi làm bị thương, bị bệnh, bị tàn tật hoặc qua đời thì người lao động và thân nhân sẽ được nhận tiền trợ cấp Số tiền trợ cấp nhận được từ Bảo hiểm tai nạn lao động sẽ bao gồm những khoản dưới đây:
- Trợ cấp (bồi thường) điều trị: trợ cấp cho những điều trị cần thiết.
Trong bảo hiểm tai nạn lao động, những trường hợp thương tích hoặc bệnh tật trong quá trình làm việc hay trên đường đi làm, về nguyên tắc sẽ được điều trị miễn phí tại cơ sở y tế được chỉ định của bảo hiểm tai nạn lao động (*Cơ sở y tế chỉ định).
*Cơ sở y tế được chỉ định của bảo hiểm lao động cũng có ở khu vực tiến hành thực tập nên vui lòng liên hệ Đơn vị tiến hành thực tập hoặc Đơn vị quản lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu theo trang dưới đây.
Trường hợp 1: Bằng cách gửi yêu cầu thanh toán cho cơ sở y tế được chỉ định khi đi khám, bạn sẽ được chữa trị miễn phí.
Trường hợp 2: Bạn sẽ chịu tất cả chi phí cho việc điều trị, và sẽ được chi trả sau.
*Mặc dù thời gian từ lúc nhận yêu cầu thanh toán trợ cấp đến lúc có quyết định trợ cấp thường mất khoảng 1 tháng nhưng cũng có trường hợp quá trình này mất hơn 1 tháng.
-
Trợ cấp (bồi thường) nghỉ làm
Kể từ ngày nghỉ thứ 4, mỗi ngày nghỉ sẽ được nhận 60% số tiền trợ cấp cơ bản theo ngày.
* Mặc dù thời gian từ lúc nhận yêu cầu trợ cấp đến lúc có quyết định trợ cấp thường mất khoảng 1 tháng nhưng cũng có trường hợp quá trình này mất hơn 1 tháng.
-
Trợ cấp hàng năm về bệnh tật và thương tích
Trợ cấp trong trường hợp tính từ ngày bắt đầu điều trị đã được 1 năm 6 tháng nhưng vẫn chưa bình phục thì trợ cấp hàng năm sẽ được chi trả ứng với từng mức độ bệnh tật, thương tật.
-
Trợ cấp tàn tật
Trong trường hợp thương tật còn để lại trên cơ thể, trợ cấp hàng năm hoặc trợ cấp 1 lần sẽ được chi trả tùy vào mức độ tàn tật.
-
Trợ cấp điều dưỡng
Trợ cấp cho những người cần sự chăm sóc do di chứng nặng của bệnh tật, trợ cấp bằng tiền mặt sẽ được chi trả cho chi phí chăm sóc thực tế phát sinh.
-
Trợ cấp gia quyến và chi phí ma chay (trợ cấp ma chay)
Chi trả tiền hàng năm hoặc 1 lần cho gia quyến cùng với tiền ma chay
*Đơn vị tiến hành thực tập phải làm thủ tục tham gia và chịu toàn bộ phí bảo hiểm.
2. Bảo hiểm thất nghiệp
Trường hợp người lao động bị thất nghiệp thì họ cần được chu cấp khoản tiền cần thiết để ổn định cuộc sống. TTSKN cũng có thể nhận được trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (Trợ cấp cơ bản) nếu bạn đáp ứng một số điều kiện nhất định khi thất nghiệp do Đơn vị tiến hành thực tập bị phá sản hoặc hoạt động kinh doanh bị thu hẹp.
Trường hợp bạn đáp ứng được các yêu cầu như thời gian làm việc theo quy định một tuần là 20 giờ hoặc hơn, dự định làm việc trong 31 ngày hoặc hơn, v.v., bạn sẽ được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đơn vị tiến hành thực tập phải làm thủ tục tham gia.
Sau khi thôi việc, nếu bạn đáp ứng được 1 trong số những điều kiện được nêu thì bạn có thể nhận được trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (Trợ cấp cơ bản). Bạn hãy nộp Giấy chứng nhận nghỉ việc do Đơn vị tiến hành phát cho đến văn phòng Hello Work tại nơi quản lý cư dân.
Bạn Đến văn phòng Hello Work, nộp đơn xin việc, thể hiện ý muốn tiếp tục được duy trì công việc thực
tập, để cho họ hiểu rõ dù bạn có năng lực nhưng hiện nay vẫn không thể đi làm (trong tình trạng thất nghiệp).
Tính từ 2 năm trước khi thôi việc, thời hạn được nhận bảo hiểm lao động của bạn còn trên 12 tháng.
Tuy nhiên, nếu bạn bị thất nghiệp do Đơn vị tiến hành thực tập bị phá sản hoặc hoạt động kinh doanh bị thu hẹp thì thời hạn được nhận bảo hiểm lao động của bạn còn hơn 6 tháng tính từ 1 năm trước khi thôi việc thì bạn cũng được chấp nhận.
Phí bảo hiểm thất nghiệp do Đơn vị tiến hành thực tập và bạn gánh chịu. Bạn (thực tập sinh kỹ năng) phải gánh chịu khoản tiền như sau:Số tiền lương × Tỷ lệ bảo hiểm (ngành nghề thông thường là 0,3%, ngành nghề thuộc nông lâm ngư nghiệp là 0,4%, ngành xây dựng là 0,4% (Tỉ lệ phí bảo hiểm trong năm 2020).
Bạn có thể xem cách tính lương ở bài viết này.
Về việc nộp phí bảo hiểm, Đơn vị tiến hành thực tập sẽ trừ (truy thu) vào tiền lương phí bảo hiểm thất nghiệp mà bạn phải gánh chịu để nộp cho nhà nước.
TRUONGTIEN.JP sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho TTSKN và những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Cùng đón xem nhé!
Nguồn: TRUONGTIEN.JP tổng hợp và biên tập từ những trang thông tin uy tín
________________________
TRUONGTIEN.JP hiện đã có mặt trên 4 nền tảng:
? Website: https://truongtien.jp/
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC1dmVQHWwXGLjldhX70ZKCQ
? Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJWDCryj/
? Facebook: https://www.facebook.com/tien.truong.7315