1. Tại sao phải khám thai sản định kỳ
Khi mang thai, cơ thể các mẹ phải trải qua nhiều biến đổi. Mỗi giai đoạn này đều có những biều hiện đặc trưng, đôi khi xuất hiện muộn hoặc không xuất hiện, và cũng có thể xuất hiện suốt thai kỳ. Vì vậy, việc khám thai định kỳ sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được sức khỏe của mẹ và đồng thời, kịp thời phát hiện các yếu tố bất thường của bé (ví dụ như dị tật ở thai nhi)
Ở nhiều quốc gia như Việt Nam, việc khám thai sản định kỳ không được chú trọng mà hầu như là tự ý thức của mỗi gia đình. Tuy nhiên ở Nhật, chính phủ rất chú trọng sức khỏe và an toàn cho mẹ và bé, vì vậy chính phủ cung cấp rất nhiều gói hỗ trợ thai sản.
2. Hỗ trợ khám thai của chính phủ Nhật
Cần chú ý là chi phí khám thai không được hỗ trợ từ bất cứ loại bảo hiểm sức khỏe nào. Vì vậy trong những lần đầu khám thai, các mẹ sẽ tốn kém một khoản chi phí không nhỏ. Tuy nhiên khi lấy được giấy xác nhận mang thai (thường được cấp khi tim thai của trẻ xuất hiện), bạn sẽ được cấp “phiếu hỗ trợ khám thai” giúp hỗ trợ 14 lần khám thai định kỳ.
Số phiếu này tương đương với tần suất khám thai được bộ y tế đề xuất:
① Từ giai đoạn đầu của thai kỳ đến tuần 23: 4 tuần 1 lần
② Từ tuần 24 đến tuần 35: 2 tuần 1 lần
③ Từ tuần 36 cho đến khi sinh: 1 tuần 1 lần
Mỗi phiếu khám sẽ hỗ trợ bạn một khoản nhất định, tuy nhiên các mẹ yên tâm là hầu như các mẹ sẽ được miễn hoàn toàn chi phí khám thai (trừ trường hợp bạn muốn là chi phí xét nghiệm khác hoặc được kê đơn thuốc thì sẽ mất một khoản phí nhỏ)
Lưu ý: Số tiền và nội dung hỗ trợ từng buổi tuỳ từng khu vực mà khác nhau. Vì vậy các mẹ hãy xác nhận trước tại văn phòng hỗ trợ hoặc trang web của ủy ban hành chính địa phương nhé.
Chi phí thăm khám mà người mang thai tự chi trả cũng có thể được hoàn trả lại phần nào đó khi các bạn kê khai thuế vào năm sau vì vậy các bạn hãy giữ cẩn thận các hoá đơn, bản kê chi tiết khi đến bệnh viện nhé! Chi tiết được giải thích thêm tại đây.
3. Nội dung khám thai định kỳ
Nội dung mỗi lần khám thay đổi tùy vào giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên về cơ bản nó sẽ có những nội dung sau:
- Khám tổng quát sức khỏe mẹ
- Kiểm tra chung: đo chiều dài tử cung, vòng bụng, huyết áp, cân nặng, tình trạng phù nề, xét nghiệm nước tiểu
- Siêu âm kiểm tra tình trạng thai nhi, đo nhịp tim
- Trao đổi, tư vấn về các vấn đề tâm lý của mẹ hoặc các vấn đề về dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Xét nghiệm máu theo kỳ.
Tham khảo thêm nội dung chi tiết tại ảnh sau:
Kỳ khám thai | Lần khám đầu tiên (sau khi có tim thai) ~ tuần 23 | Tuần 24 ~ tuần 35 | Tuần 36~ Đến khi sinh |
Lịch khám | 1-2-3-4 (04 tuần/lần) | 5-6-7-8-9-10 (02 tuần/lần) | 11-12-13-14 (01 tuần/lần) |
Nội dung xét nghiệm | – Xét nghiệm máu (01 lần): nhóm máu ABO, Rh+/Rh-, công thức máu, đường huyết, viêm gan, HIV, giang mai, virus rubella
– Xét nghiệm ung thư cổ tử cung (01 lần) – Siêu âm |
– Xét nghiệm máu (01 lần): công thức máu, đường huyết
– Xét nghiệm vi khuẩn Streptococcus nhóm B – Siêu âm |
– Xét nghiệm máu: công thức máu (01 lần) – Siêu âm |
– Xét nghiệm máu (01 lần trước tuần 30): Xét nghiệm kháng thể virus HTLV-1 – Xét nghiệm Chlamydia (01 lần trước tuần 30) |
4. Khám dị tật thai nhi
Thông thường ở những phụ nữ có thai trên 35 tuổi, thai nhi thường dễ mắc những bệnh dị tật, vì thế các mẹ nào lo lắng cho thể lựa cho khám 出生前診断 (Khám tiền sinh chuyên sâu).
Có nhiều hình thức khám, vì dụ như khám NIPT – 新型出生前診断, thử máu Quattro – クアトロテスト, chọc màng ối – 羊水検査 hoặc khám siêu âm thai nhi 胎児ドック ( khi bé được 13 tuần tuổi) để xem có bị độ mờ da gáy dày; xương mũi, máu có lưu thông tới tim không…
Nếu các mẹ có nhu cầu khám riêng về dị tật ở trẻ thì phải đặt lịch riêng ở phòng khám chuyên môn vì bệnh viện thường không hỗ trợ dịch vụ này.
5. Các triệu chứng cần chú ý
Khi xuất hiện các triệu chứng sau, hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám bệnh:
- Phù nề
- Táo bón kéo dài
- Xuất huyết âm hộ
- Chất tiếu âm đạo khác với bình thường
- Đau bụng
- Đau đầu nhức nhối
- Sốt
- Quá mệt mỏi do nghén
- Kiết lỵ
- Bồn chồn
- Chóng mặt
- Trống ngực đập mạnh
- Buồn nôn
- Băn khoăn mạnh mẽ
- Không nhận thấy vận động của thai nhi nữa
—
Hãy theo dõi TRUONGTIEN.JP để cập nhật những thông tin hữu ích về cuộc sống Nhật Bản nhé!