Những thước phim màu quý giá về thế vận hội Paralympic 1964

OHAYO Paralympic Tokyo 1964 Thế vận hội cho người khuyết tật

Việc làm có thể bạn quan tâm

Thế vận hội đầu tiên tại Nhật Bản

TRUONGTIEN.JP - Biểu tượng Paralympic Tokyo 1964.
TRUONGTIEN.JP – Biểu tượng Paralympic Tokyo 1964.

Paralympic 1964 là thế vận hội đầu tiên mà Nhật Bản đăng cai tổ chức, không những đem lại cho đất nước này sự phát triển về mặt dân số mà còn đem lại những quan niệm tốt đẹp về thể dục thể thao. Đây cũng là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi quan niệm về người khuyết tật ở xã hội Nhật.

Nhờ thế vận hội Paralympic 1964, cuộc sống của những người khuyết tật đã được cải thiện hơn, họ không còn phải chịu sự kỳ thị và bất công từ xã hội.

Kể từ đó, Nhật Bản luôn nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm giúp xóa bỏ những bất tiện trong cuộc sống cho người khuyết tật, như giảm số bậc thang của các cầu thang trong thành phố, tăng số lượng taxi có thể sử dụng xe lăn lên,… Nhiều thiết bị hỗ trợ cho xe lăn cũng được nghiên cứu và phát triển, những rào cản mà người khuyết tật phải chịu cũng từ đó mà được giảm thiểu đáng kể.

Từ đó đến nay đã 56 năm. Ở Nhật Bản vào năm 2020, số lượng bậc thang trong thành phố đã giảm xuống, các cửa ra vào đã được lắp đặt và số lượng xe taxi có thể sử dụng xe lăn đã tăng lên. Nhiều thiết bị che chướng ngại vật đã được phát triển, môi trường việc làm được cải thiện và khả năng tiếp cận không rào cản đã được mở rộng đáng kể.

Thế vận hội Paralympic Tokyo 1964 được hồi sinh trong những hình ảnh đầy màu sắc

TRUONGTIEN.JP - Đội tuyển Nhật bản diễu hành với trang phục đỏ và lá cờ tổ quốc.
TRUONGTIEN.JP – Đội tuyển Nhật bản diễu hành với trang phục đỏ và lá cờ tổ quốc.

Lễ khai mạc đầy màu sắc bắt đầu với màn diễu hành từ các vận động viên của các nước tham dự. Ngoài ra, những hình ảnh về màn diễu hành tràn ngập sắc đỏ của đội tuyển Nhật Bản khi ấy cũng được quay lại.

TRUONGTIEN.JP - Thế vận hội Paralympic Tokyo 1964 được hồi sinh trong những hình ảnh đầy màu sắc
TRUONGTIEN.JP – Thế vận hội Paralympic Tokyo 1964 được hồi sinh trong những hình ảnh đầy màu sắc

Thước phim còn ghi lại những hình ảnh đặc sắc của 15 môn thi đấu, trong đó nhiều môn hiện đã không còn được tổ chức.

TRUONGTIEN.JP - Thế vận hội Paralympic Tokyo 1964 được hồi sinh trong những hình ảnh đầy màu sắc
TRUONGTIEN.JP – Thế vận hội Paralympic Tokyo 1964 được hồi sinh trong những hình ảnh đầy màu sắc

Một vài bộ môn đặc sắc không còn được thi đấu có thể kể đến như môn “Ném giáo”, “Darkery” với sự kết hợp giữa bắn cung và phi tiêu, “vượt chướng ngại vật”,…

TRUONGTIEN.JP - Môn thi "Ném giáo", tính điểm dựa trên độ chính xác của mũi giáo trên bia điểm.
TRUONGTIEN.JP – Môn thi “Ném giáo”, tính điểm dựa trên độ chính xác của mũi giáo trên bia điểm.

Không chỉ tuyển thủ, Paralympic còn là của những tình nguyện viên

Không chỉ ghi lại trận đấu và những vận động viên, đoạn phim còn khắc họa những hình ảnh bên lề, như những tình nguyện viên đã giúp đỡ những tuyển thủ từ việc đẩy xe lăn đến giúp họ rời xe.

TRUONGTIEN.JP - Hình ảnh các tình nguyện viên giúp các vận động viên vào vị trí.
TRUONGTIEN.JP – Hình ảnh các tình nguyện viên giúp các vận động viên vào vị trí.

Tinh thần giúp đỡ nhau của người Nhật còn được hiện rõ ở hình ảnh những người tình nguyện viên mặc đồ bảo hộ để có thể giúp đỡ di chuyển xe lăn cho các vận động viên đấu kiếm.

TRUONGTIEN.JP - Thế vận hội Paralympic Tokyo 1964 được hồi sinh trong những hình ảnh đầy màu sắc
TRUONGTIEN.JP – Thế vận hội Paralympic Tokyo 1964 được hồi sinh trong những hình ảnh đầy màu sắc

Những rào cản trong tâm hồn

Nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giờ đây những người khuyết tật đang dần được trải nghiệm “môi trường sống” thuận tiện hơn, loại bỏ những rào cản trong việc di chuyển, thao tác cuộc sống.

Tuy nhiên vẫn còn đó những rào cản trong tâm hồn, không chỉ là ở phía người khuyết tật, mà còn từ cả phía những người không có khiếm khuyết trên cơ thể.

Trong cuốn sách “Gotaifumanzoku” (五体不満足) của tác giả khuyết tật tứ chi Hirotada Ototake, ông cũng có đề cập đến khía cạnh những người bình thường vẫn coi ông và những người khuyết tật khác như một người đáng thương và luôn cần giúp đỡ.

Người khuyết tật cần được đối xử bình đẳng hơn, được công nhận và nhìn nhận như người bình thường!

Nguồn: NHK Sport Jp.

Hãy theo dõi TRUONGTIEN.JP ngay để tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị về Nhật Bản nhé!

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến du học hoặc tuyển dụng. Hãy liên hệ hay với TRUONG TIEN JP

Có thể bạn quan tâm

Chào mừng các bạn đến với TRUONGTIEN.JP – Trang web dành riêng cho mọi người đam mê và quan tâm đến văn hóa, kiến thức và cuộc sống ở Nhật Bản!

Tại TRUONGTIEN.JP, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn một nguồn thông tin đa dạng và hữu ích về đất nước Mặt Trời Mọc. Chúng tôi không chỉ chia sẻ về các khía cạnh văn hóa độc đáo và ẩm thực ngon miệng, mà còn cung cấp thông tin về tuyển sinh và tuyển dụng tại Nhật Bản.

Chúng tôi luôn chào đón ý kiến đóng góp và phản hồi từ bạn. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất và tận hưởng hành trình khám phá Nhật Bản cùng chúng tôi. Cảm ơn bạn đã đến và hãy hòa mình vào sự phong phú và thú vị của văn hóa Nhật Bản tại TRUONGTIEN.JP!

Thông tin tuyển sinh

Công việc mới nhất