Khi mới đặt chân tới đất nước Nhật Bản, chắc hẳn người Việt nào cũng đã từng thắc mắc: Chi phí sinh hoạt tại Nhật một tháng hết bao nhiêu tiền? Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản như thế nào? Vùng nào đắt nhất? Chi phí sinh hoạt tối thiểu một tháng? Cách tiết kiệm tiền khi ở Nhật?… Hôm nay, TRUONGTIEN.JP sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc ấy và đưa ra các bí quyết giúp các bạn tiến kiệm được nhiều tiền nhất ở xứ sở hoa anh đào này! Cùng đón xem nhé!
1. Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản hàng tháng
1.1 Chi phí về một số mặt hàng thiết yếu
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tên mặt hàng | Giá cả (Yên) | Đơn vị |
Gạo | 400-500 | 1kg |
Bánh mì | 200 | 1kg |
Thịt bò | 200 | 100g |
Thịt heo | 150 | 100g |
Trứng | 200 | 10 quả |
Thịt gà | 100 | 100g |
Cá | 150 | 100g |
Mỳ gói | 100 | 1 gói |
Rau | 100-200 | 1 bó |
Đường, muối | 200 | 1kg |
Nước mắm | 400 | 1 chai 300ml |
Bột nêm | 250 | 1kg |
Táo | 500 | 1kg |
Sữa tươi | 200 | 1 lít |
Nước uống có ga | 100 | lon 500ml |
Nước uống đóng chai | 100 | 1 lít |
Bia | 200 | 1 lít |
Xăng |
132 | 1 lít |
Giấy vệ sinh |
279 |
12 cuộn |
Vé xem phim |
1.800 |
1 vé |
1.2 Chi phí thuê nhà theo vùng
Nếu ở ký túc xá của trường thường bạn sẽ được ưu đãi tiền thuê nhà với mức từ 30.000 – 40.000 yên/tháng (tùy khu vực) với phòng đôi hoặc phòng ba người, thường thì đã bao gồm tiền điện, nước, ga, internet,… Nếu chưa bao gồm thì bạn sẽ phải trả thêm khoảng 7.000 – 10.000 yên/tháng để được sử dụng các tiện ích này.
Nếu thuê phòng bên ngoài thì giá rơi vào khoảng 40.000-50.000 yên/tháng trở lên, chưa bao gồm phí tiện ích (điện, nước, ga,…). Ngoài ra, một số khoản phí ban đầu như tiền đặt cọc, phí môi giới,… là những thứ bạn phải tính đến khi tự đi thuê phòng. Đổi lại bạn có thể được ở rộng rãi hơn, tùy chọn khu vực phù hợp với mình hoặc được ở chung cùng bạn bè và chia sẻ tiền nhà.
Để tiết kiệm tiền thuê nhà hàng tháng, chúng ta có thể:
- Thứ nhất, bạn có thể ở ghép để san sẻ chi phí.
- Bạn có thể chuyển sang ở các khu ngoại ô. Ví dụ: Kanagawa, Chiba hay Saitama là những tỉnh lân cận thủ đô, chỉ cách Tokyo khoảng 1 giờ di chuyển bằng tàu điện ngầm mà giá thuê nhà lại rẻ hơn rất nhiều.
- Hoặc bạn cũng có thể tìm những căn nhà hơi xa nhà ga một chút, bởi vì nhà thuê gần ga mặc dù tiện lợi nhưng giá thuê lại quá cao.
1.3 Tiền ăn
15.000 yên hàng tháng là mức trung bình nếu bạn chịu khó tự nấu ăn tại nhà, như vậy sẽ tiết kiệm nhất. Nếu thường xuyên ăn ở bên ngoài, mức này sẽ tăng gấp đôi, gấp ba và thậm chí hơn nhiều lần nữa bạn nhé.
Ngoài ra, TRUONGTIEN.JP cũng xin chia sẻ một số cách để tiết kiệm tiền ăn:
- Thời điểm mua sắm thuận lợi là lúc siêu thị gần đóng cửa. Lý do là vì bạn có thể mua, đồ ăn với giá rẻ 50% với các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như bánh mì, thức ăn nấu chín, sashimi, trứng…
- Chỉ mua những thực phẩm cần thiết và tốt nhất là nên mua cho cả tuần theo một kế hoạch đã lập sẵn. Điều này không chỉ giúp bạn tránh mua sắm lãng phí, mà còn tiết kiệm được công di chuyển.
1.4 Tiền đi lại
10.000 yên hàng tháng là mức bạn phải chi trả hàng tháng nếu bạn đi học hàng ngày bằng tàu điện với khoảng cách trung bình. Bạn có thể phải tính thêm nếu mỗi ngày bạn đi làm cũng bằng tàu điện. Lời khuyên của TRUONGTIEN.JP là bạn nên cố gắng ở gần trường, cũng như kiếm việc làm ở khu lân cận, khi đó bạn có thể đi bộ hoặc đạp xe để tiết kiệm tiền đi lại.
Sau đây là bảng giá một số loại hình giao thông vận tải ở Tokyo:
Xe bus công cộng tư nhân | 220 yên/lượt (~48 nghìn VND) |
Xe bus công cộng thành phố | 210 yên/lượt (~46 nghìn VND) |
Tàu điện JR | 140 yên/lượt (~30 nghìn VND) |
Tàu điện ngầm thành phố | 180 yên/lượt (~39 nghìn VND) |
Tàu điện tư nhân | 130~210 yên/lượt (28~46 nghìn VND) |
Taxi | 1,052km giá 380~410 yên (83~90 nghìn VND) |
Bí quyết giảm phí đi lại
Thẻ IC giao thông là một loại thẻ từ điện tử. Sử dụng thẻ này sẽ giúp bạn tiết kiệm được vài yên cho mỗi lần di chuyển bằng xe bus hoặc tàu điện.
Chẳng hạn như phí vận chuyển ở một khu vực nào đó là 220 yên/vé thì bạn chỉ cần trả 216 yên/vé nếu dùng thẻ IC giao thông. Thêm vào đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian mua vé mỗi lần cần đi lại nếu nạp thêm tiền vào thẻ.
1.5 Tiền điện, nước, gas
Tiền nước: Chi phí tiêu tốn khi nấu ăn, giặt giũ, phòng tắm, nhà vệ sinh.
Tiền gas: Chi phí tiêu tốn khi sử dụng nước nóng và các vật dụng liên quan đến nấu nướng. Có 2 loại gas: Propan gas (LP gas) và gas do thành phố cung cấp (Toshi gas).
Propan gas có giá thành đắt hơn Toshi gas nhưng có lượng nhiệt lớn hơn nên thường được những người hay nấu nướng lựa chọn. Lời khuyên dành cho bạn là hãy hỏi trước về loại gas có thể sử dụng khi chọn thuê nhà. Trong trường hợp bạn không dùng bếp gas mà dùng bếp điện từ thì chi phí kèm theo không phải tiền gas mà là tiền điện.
Tiền điện: Chi phí tiêu tốn khi sử dụng các thiết bị gia dụng và thiết bị chiếu sáng trong nhà.
Bí quyết tiết kiệm tiền điện và nhiên liệu:
- Không chất đồ ăn quá 70% dung tích tủ lạnh sẽ tiết kiệm được khoảng 80 yên. Rút ổ cắm các đồ điện gia đình ít sử dụng có thể tiết kiệm khoảng 500 yên. Tuy không tiết kiệm được nhiều nhưng cách làm này khá hữu ích và đơn giản.
- Kí hợp đồng theo gói sử dụng “điện + gas” kết hợp sẽ được hưởng chiết khấu và mức giảm có thể lên đến khoảng 10.000 yên/năm
Chi phí điện, gas, nước trung bình mỗi tháng là bao nhiêu?
Tiền điện | khoảng 5.000 yên |
Tiền nước | khoảng 2.000 yên |
Tiền gas | khoảng 1.000 yên |
Tổng cộng | 8.000 yên (~1.7 triệu VND) |
Để thanh toán tiền điện, gas, nước, bạn có thể lựa chọn thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc qua cửa hàng tiện lợi, chuyển khoản hay thanh toán qua tài khoản ngân hàng… Trước khi dọn đến ở, bạn nhớ xác nhận trước phương thức thanh toán nhé.
1.6 Tiền điện thoại
Bạn có thể lắp đặt wifi nếu muốn sử dụng internet thoải mái tại nhà. Tùy theo nhu cầu lựa chọn cá nhân bạn có thể chọn một trong nhiều loại như WiMAX với phí hàng tháng ~2.590 yên/tháng; hoặc Softbank Air với phí ~4.880 yên/tháng.
Bí quyết giảm chi phí thông tin liên lạc
Đầu tiên, bạn hãy lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Thêm vào đó, bạn có thể tận dụng loại sim giá rẻ và điện thoại giá rẻ. Ngoài ra, để tiết kiệm, bạn cũng có thể dùng hệ điều hành gọi điện IP như Skype hay LINE. Với các cuộc gọi quốc tế, các ứng dụng gọi qua messenger của Facebook hay Zalo cũng là lựa chọn lý tưởng.
1.7 Tổng cộng
Giá cả sinh hoạt hàng tháng này có vẻ cao đúng không? Thực ra thì có rất nhiều cách để tiết kiệm chi phí (như trên). Ngoài ra, đi làm thêm cũng là một giải pháp để các bạn có thể cải thiện được mức sống hiện tại. Cùng TRUONGTIEN.JP tìm hiểu nhé!
2. Đi làm thêm – những điều cần biết
Trên thực tế, có rất nhiều du học sinh Nhật Bản chọn làm thêm để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng cân bằng giữa việc đi học và đi làm. Ví dụ như có bạn mải đi làm mà chểnh mảng việc học, hoặc làm quá giờ mà Chính phủ quy định, hoặc làm những công việc vi phạm pháp luật, và hậu quả sẽ rẩt kinh khủng: bị xử phạt, bị trục xuất về nước, thậm chí là nạn nhân của lừa đảo. Cho nên, trước khi sang Nhật Bản và đi làm thêm, các bạn cần lưu ý một vài điều sau đây nhé:
2.1 Một số điều mà TRUONGTIEN.JP khuyến cáo các bạn khi đi làm thêm
- Thời gian làm thêm mà Chính phủ Nhật cho phép là không quá 28 tiếng/tuần (4 tiếng/ngày)
- Cần có giấy phép “Hoạt động ngoài tư cách lưu trú” mới được làm thêm.
- Số tiền làm thêm trung bình nhận được là 900 yên/giờ. Không có chuyện lên 3.000 yên/giờ như một số trung tâm môi giới lừa đảo đã thông báo.
- Số tiền làm thêm không đủ trả học phí, sinh hoạt phí và tiền tiết kiệm để gửi về nhà (bởi vì số tiền tối đa mà du học sinh kiếm được khi làm thêm là 100.000 Yên, trong khi tiền học phí ở Nhật là 540.000 yên hàng năm hệ Đại học Công lập và tiền sinh hoạt phí hàng tháng của bạn cũng tầm 70-80.000 Yên rồi). Không có chuyện kiếm 20 – 25 vạn yên hàng tháng.
- Không làm thêm ở các cơ sở nhạy cảm như: sòng bạc, quán karaoke trá hình dù là nhân viên quét dọn
- Không cho người khác mượn thẻ ngân hàng, hoặc mượn thẻ của người khác để sử dụng
- Sau khi mua xe đạp đừng quên làm “Đăng ký chống mất cắp” và không được cho người khác mượn xe của mình
- Không cho người lạ biết thông tin về nơi ở, thông tin cá nhân tránh trường hợp bị người khác sử dụng với mục đích xấu
- Khi gặp rắc rối hoặc cần trợ giúp vấn đề nào đó hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ người nước ngoài.
Số điện thoại bộ phận hỗ trợ người nước ngoài: 9110.
2.2 Những điều du học sinh cần cân nhắc trước khi đi làm thêm
- Không vượt ngoài mục đích du học, không làm quá sức ảnh hưởng tới sức khỏe!
- Có ảnh hưởng đến kết quả học tập không?
- Có ảnh hưởng tới ngày hôm sau do làm thêm đến tối muộn hoặc làm thêm trong thời gian dài không?
- Tiền công, cách trả tiền công.
- Tiền công ngày, tiền công tuần, tiền công tháng?
- Nội dung công việc có an toàn không?
- Có bảo hộ trong quá trình làm việc không?
Tổng kết:
Thông qua những điều mà TRUONGTIEN.JP đã chia sẻ về chi phí sinh hoạt và câu chuyện đi làm thêm, các bạn có thể cảm nhận được rằng việc đi du học Nhật Bản sẽ rất là vất vả và đắt đỏ. Để đảm bảo cho việc đi du học ở Nhật, hoặc là gia đình bạn có tiềm lực tài chính ổn định, hoặc là bạn vừa học hoặc vừa đi làm để trang trải cuộc sống, hoặc giành lấy học bổng ở Đại học Nhật.
Các bài viết tới, TRUONGTIEN.JP sẽ chia sẻ với các bạn về Đại học ở Nhật, Học bổng ở Nhật và 1001 vấn đề khác của du học sinh ở Nhật nhé!
Nguồn: Tổng hợp
________________________
Theo dõi TRUONGTIEN.JP để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!