1. Visa thăm thân là gì?
Visa thăm thân (親族訪問) là loại giấy tờ cho phép người nước ngoài sang đất nước đó để thăm người nhà trong một khoảng thời gian ngắn.
Tại sao phải làm Visa thăm thân?
Nếu bạn đang muốn mời người thân của mình sang chơi, việc xin visa dưới hình thức thăm thân giúp quá trình chấp thuận visa trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
2. Điều kiện được phép xin visa thăm thân:
- Với người bảo lãnh:
– Người đang sinh sống, học tập, làm việc ở Nhật.– Người có quốc tịch Nhật Bản cũng có thể làm thủ tục bảo lãnh cho thân nhân là người Việt Nam.– Phần bảo lãnh về tài chính nếu không đủ năng lực có thể do phía được bảo lãnh chứng minh
- Với người được bảo lãnh:
– Người có quan hệ huyết thống trong 3 đời trong gia đình– Người được bảo lãnh sẽ được cấp visa ngắn sang Nhật trong thời hạn tối đa 3 tháng.– Trong một lần có thể có 1 hoặc nhiều người cùng được bảo lãnh.
2. Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị
2.1. Đối với người đang ở Nhật Bản cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
-
Giấy lý do mời:
Chú ý: Tại phần mục đích nhập cảnh, phải ghi hoạt động cụ thể tại Nhật Bản.
-
Danh sách người được bảo lãnh
(không cần nếu chỉ bảo lãnh một người):
-
Lịch trình dự kiến
Chú ý: Đây là tài liệu bắt buộc cần trình ra. Phải ghi chi tiết tất cả các nội dung: ngày nhật cảnh xuất cảnh, nơi ở, địa chỉ cụ thể và nội dung hoạt động của từng ngày. Xem thêm ví dụ tại đây: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000400843.pdf
-
Giấy tờ chứng minh nhân thân, công việc
(Phiếu công dân 住民票 xin ở Shiyakusho, photo trang đầu hộ chiếu và 2 mặt thẻ người nước ngoài, giấy chứng nhận đang đi học hay đi làm)
Trong trường hợp một người mời là người Nhật hoặc vợ/chồng của người mời là người Nhật, cần đính kèm thêm bản sao sổ hộ khẩu.
Nếu phía Nhật bảo lãnh tài chính thì cần có thêm:
- Giấy chứng nhận bảo lãnh (ghi đầy đủ tất cả các mục):
https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/100113936.pdf
- Tối thiều một trong các loại giấy tờ sau của người bảo lãnh:
* Giấy chứng nhận thu nhập (所得証明書) do ủy ban thành phố, quận huyện viết.
* Giấy chứng nhận số dư tại ngân hàng (預金残高証明書)
* Bản sao có đóng dấu giấy đăng ký nộp thuế (納税証明書)
* Giấy chứng nhận nộp thuế (納税証明書) ghi tổng thu nhập gần nhất.
2.2. Đối với người xin visa (người đang ở Việt Nam) cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu bản gốc.
- Tờ khai xin cấp visa (chú ý không dập ghim)
- Ảnh 4.5×4.5
- Các tài liệu chứng minh quan hệ họ hàng với người bảo lãnh (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,…)
- Tài liệu chứng minh năng lực chi trả kinh phí chuyến đi (chứng nhận thu nhập hoặc chứng nhận số dư tài khoản)
- Tài liệu chứng minh đã đặt vé máy bay.
Mẫu đơn:
https: //www.vn.emb-japan.go.jp/files/000475049.pdf
Những điểm cần lưu ý:
(https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000404313.pdf)
- Điền đầy đủ, chính xác vào tất cả các mục, không được bỏ sót mục nào. Trường hợp điền sai sự thật thì có thể bị coi là xin giả mạo
- Đối với mục cần điền vào ô trống thì hãy chọn và đánh dấu vào ô thích hợp.
- Hãy sử dụng Đơn khai xin cấp visa có mã QR Code.
Các hạng mục cần điền
1 Họ tên
Ghi đúng như hộ chiếu (Nếu có họ tên khác ngoài họ tên ghi trong hộ chiếu thì điền cả họ tên khác đó)
2 Ngày sinh, nơi sinh
Nơi sinh ghi theo thứ tự: Thành phố/Thị xã (Hoặc Quận/ Huyện trực thuộc Tỉnh), Tinh (Hoặc Thành phố trực thuộc trung ương), Quốc gia
(Ví dụ 1: Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam ; Ví dụ 2: Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam)
3 Giới tính, tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân điền theo nội dung: Độc thân, Kết hôn, Góa vợ/chồng, Ly hôn
4 Quốc tịch
5 Số chứng minh thư nhân dân
6 Loại hộ chiếu, số hộ chiếu
Ngoại giao, công vụ, phổ thông, loại khác
7 Nơi cấp, ngày cấp hộ chiếu
8 Cơ quan cấp, ngày hết hiệu lực hộ chiếu
9 Mục đích nhập cảnh
10 Thời gian dự định lưu trú tại Nhật Bản
11 Ngày đến Nhật Bản
12 Sân bay đến của Nhật Bản
13 Nơi lưu trú tại Nhật Bản, địa chỉ và số điện thoại
Điền tên khách sạn, tên người liên quan của nơi dự định lưu trú, địa chỉ và số điện thoại. Số điện thoại cần phải điền cả mã vùng để gọi từ bên ngoài tới
14 Quá khứ đã từng lưu trú tại Nhật Bản
Ghi rõ thời gian đã từng lưu trú tại Nhật Bản nếu có (Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm , số ngày). Nếu chưa từng đến Nhật Bản ghi “NO”
15 Địa chỉ hiện tại, số điện thoại, số di động, email của người xin cấp visa
Điền tất cả các mục không để trống. Địa chỉ cần ghi chi tiết, số điện thoại cần ghi cả mã vùng để gọi từ bên ngoài tới
16 Nghề nghiệp hiện tại của người xin cấp visa
17 Tên cơ quan, địa chỉ nơi làm việc của người xin cấp visa
18 Nghề nghiệp của vợ/chồng (Trong trường hợp vị thành niên thì ghi nghề nghiệp của bố/mẹ)
19 Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh, giới tính, mối quan hệ với người xin cấp visa, nghề nghiệp, quốc tịch của người bảo lãnh tại Nhật Bản
20 Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh, giới tính, mối quan hệ với người xin cấp visa, nghề nghiệp, quốc tịch của người mới tại Nhật Bản
Nếu người mới chính là người bảo lãnh ở mục 19 thì ghi “Như trên” (“Same as above”)
2 1 Phần ghi chú: Điền vào nếu có tình huống đặc biệt
2 2 Điền lý lịch phạm tội vv, cho đến thời điểm hiện tại
Nhớ điền dấu tích theo thứ tự từ trên xuống vào ô có hoặc không ở 6 mục dưới đây.
+ Từng bị phán quyết có tội do phạm pháp ở trong hay ngoài nước hay không?
+ Bị tù, giam giữ từ 1 năm trở lên hay không?
+ Từng bị trục xuất và lưu trú bất hợp pháp hay vì vi phạm pháp luật không?
+ Từng bị phán quyết có tội do vi phạm về ma túy hay không?
+ Từng làm các công việc liên quan đến mại dâm, môi giới mại dâm hay xúi giục mại dâm v,v, không?
+ Từng liên quan đến buôn bán người không?
23 Chữ ký
Luôn luôn phải là chính người xin cấp visa ký tên (Trừ trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên)
(Chú ý) Cần chú ý rằng người thứ 3 ví dụ như nhân viên của Cơ quan đại diện đứng ra xin visa v,v. ghi tên của người xin cấp visa vào thì cũng không được chấp nhận là chữ ký của chính chủ (Trong trường hợp phát hiện ra chữ ký giả mạo là của người thứ 3 ví dụ như nhân viên của Cơ quan đại diện đứng ra xin visa vv. thì có khả năng gây bất lợi cho người xin cấp visa).
Trường hợp người xin visa không thể viết ví dụ như trẻ nhỏ v,v. thì bố/mẹ (Người đại diện pháp luật) ký thay cho trẻ, sau đó ghi rõ mối quan hệ với trẻ là bản thân người xin cấp visa đó.
24 Ảnh
Cỡ ảnh là 4,5 x 4,5 cm. Ảnh chụp trong vòng 6 tháng, nhìn rõ mặt,
Ghi họ tên ở mặt sau của ảnh, sau đó dán ảnh bằng hồ dán. Không được dập ghim,
Ảnh không nhìn rõ mặt do bị bẩn, bị rách hỏng v,v, không được chấp nhận.
3. Những lưu ý khi tiến hành thủ tục:
- Hồ sơ thiếu, nội dung không điền đầy đủ sẽ không được tiếp nhận.
- Có thể yêu cầu bổ sung giấy tờ hoặc yêu cầu phỏng vấn trong một vài trường hợp.
- Trừ trường hợp nhân đạo, Đại sứ quán sẽ không cấp sớm visa.
- Thời gian xét duyệt có thể lâu hơn trên vài tuần, hãy thu xếp thời gian thoải mái để trình nộp hồ sơ xin visa.
- Các giấy tờ đã nộp sẽ không trả lại trừ hộ chiếu. Nếu cần trả lại bản gốc phải trình nộp thêm 1 bản photocopy.
- Tất cả giấy tờ trong hồ sơ trình nộp phải trong vòng 3 tháng kể từ ngày phát hành, trừ các giấy tờ đã ghi rõ thời hạn hiệu lực.
4. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ:
Người xin visa ở Việt Nam phải tập hợp đầy đủ giấy tờ (bao gồm cả giấy tờ phía bên Nhật gửi về) và nộp lên một trong những nơi sau:
- Đại sứ quán Nhật ở Hà Nội.
- Lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Các đại lý ủy thác trong danh sách sau: http://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000253253.pdf
—
Kết: Trên đây là rất cả những thông tin cơ bản nhất về thủ tục xin cấp visa thăm thân Việt-Nhật. Nếu các bạn muốn khám phá thêm những thông tin hữu ích về các thủ tục cần thiết khi sống tại Nhật Bản thì hãy theo dõi truongtien.jp ngay nhé!
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến du học hoặc tuyển dụng. Hãy liên hệ hay với TRUONG TIEN JP